Cute Panda

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Đôi điều về Hứa Ngân Xuyên

Lược dịch: k400201@dichnhac.com
nguồn: gdchess.com


Phải chăng tuổi thơ cơ cực đã tạo nên lối đánh kim cương bất hoại của Hứa



1. Tình phụ tử


Hứa nói với phóng viên, người đầu tiên anh phải cảm ơn đó chính là bố anh.

Khi Hứa học lớp 5, đã từng viết bài văn về bố, bài văn này đoạt giải nhất trong cuộc thi của Sơn đầu. Bài văn viết: “Bố vì cuộc sống của cả nhà, ban ngày đưa em đi tìm người chơi cờ, buổi tối lại phải làm in ấn, thường làm rất khuya. Em, nằm ngủ trên giường, những khi giật mình tỉnh giấc, nghe tiếng bố ho, những đêm ấy em thường trắng đêm cùng bố…”

Nhà Hứa có 6 người, ngoài anh còn có một anh trai, chị gái và một em gái. Bố anh là nghề in ấn. 6 người sống trong căn phòng hơn 10 m2, cảnh tượng này có lẽ nhiều người không tưởng tượng được. Ấn tượng sâu đậm nhất với Hứa đó là những ngày đông lạnh giá, bên ngoài trời rét như cắt, Hứa cùng anh trai cùng nằm chung trên một chiếc giường nhỏ, hai người tranh giành chăn, có một đêm chăn bị kéo đứt đoạn, không đủ che ấm cho bàn chân…

Với bố, Hứa là một đứa trẻ thông minh hiểu chuyện. Từ khi còn nhỏ Hứa đã đọc hết “Tùy đường diễn nghĩa”. Anh rất thích truyện này. Hứa cũng rất thích ngồi xem bố chơi cờ. Bố cũng thường đem Hứa đi khắp Sơn đầu chơi cờ. Có một chuyện làm bố anh mãi mãi không thể quên đó là: “ Vì nhà rất nghèo, có khi cơm cũng chẳng đủ, có một ngày bố anh đưa hai anh em đi trên phố, hai anh em nhìn thấy một quán bánh bao, dù đã đi qua nhưng hai người vẫn ngoái đầu nhìn lại. Bố quay lại muốn mua vài cái cho hai anh em, nhưng sau khi mua xong, đã không thấy bóng hai người đâu…”

Năm 12 tuổi Hứa gia nhập đội Quảng đông. Điều làm anh vui mừng đó là, do thành tích thi đấu tốt, anh có thể “tọa đài”: Mỗi tháng ở công viên văn hóa Quảng châu đều chơi hai bàn cờ, phí “trà nước” cho mỗi bàn là 4 tệ, Hứa đều để dành, mỗi khi tết đến anh đều đem hết về nhà

Một lần chú Hứa đến kỳ đội thăm Hứa, hôm đó là cuối tuần, trong căn phòng rộng lớn trống vắng chỉ một mình Hứa đang ngồi thẩm cờ. Khi về ông chú nói với bố, bố Hứa vô cùng đau xót. Và ông quyết lên thăm con. Nhưng từ quê đến Quảng châu mất hơn 10 tệ tiền xe, là số tiền mà ông dành dụm rất lâu mới có. Hai bố con gặp nhau bao vui vẻ. Ông còn nhớ rất rõ cảnh khi chia tay Hứa: Ông nói với Hứa, ông phải trở về nhà, nước mắt Hứa bỗng trào ra, nhưng Hứa khóc không thành tiếng, vì mười mấy người trong kỳ đội đang nhìn anh…
 
Hứa luôn thầm cảm ơn bố đã đưa anh đến với cờ. Với Hứa, chính những tiếng ho của bố lúc đêm khuya là động lực thôi thúc anh phấn đấu, nhất định anh phải thành công trên con đường đã chọn, để cho bố có một cuộc sống tốt hơn...

2. Tình sư đồ


Người thứ hai Hứa phải cảm ơn đó chính là Trương Hán Cường- kỳ vương của Sơn đầu, đây là người đầu tiên Hứa bái làm thầy. Từ khi Hứa bắt đầu chơi cờ, rất nhanh Hứa đã đuổi kịp bố. Bố anh cảm thấy đã không còn có thể dạy anh, ông bèn tìm đến nhà Trương, xin Trương là thầy Hứa. Lần đầu tiên, Trương không đồng ý, bố Hứa lại đến lần hai, được biết từ Huệ an quê Hứa đến Sơn đầu có tới một trăm dặm đường, Trương rất cảm động. Trương đã tới Huệ an, muốn nhìn xem Hứa có xứng làm đồ đệ của mình không. Nhưng rốt cục điểu làm Trương cảm động không phải là kỳ nghệ của Hứa, mà là bài văn đoạt giải kia. Trương nghĩ: “đứa trẻ có thể dạy dỗ”.

Trương để cho Hứa ở ngay tại nhà mình. Ông đưa ra quy định rất nghiêm khắc đối với Hứa: Mỗi sáng phải dậy từ 6h sáng chạy bộ, 8h học cờ, buổi chiều học cờ, chủ yếu là nhận sự khiêu chiến từ khắp nơi- đây có lẽ là một nếp truyền thống dân gian.

Có lẽ điều lưu lại sâu sắc trong ký ức của Hứa về thời thơ ấu đó là, những buổi chiều Trương chở Hứa trên chiếc xe cà tàng, đi khắp hang cùng ngõ hẽm, thọ giáo các “lục lâm hảo hán”, bọn họ đều là cao thủ. Mỗi ván cờ 10 tệ, vào những năm 80 đây tuyệt không phải là con số nhỏ. Nhưng bọn họ không không nhìn ra Hứa, bởi Hứa vẫn là một đứa trẻ con. Bọn họ nói, chơi một ván với cậu, chúng tôi đều phải hút thuốc, tiền thuốc ai trả? Hứa rất nghèo, thắng thua Trương phải gánh vác. Kết quả thế nào? Hứa thường làm Trương hài lòng mỗi khi ra về.

Hứa nói, sở dĩ anh có thể đứng vững ở đội Quảng đông cao thủ nhiều vô kể, đầu tiên phải nói đến kinh nghiệm thực chiến của anh rất phong phú, bao gồm cả công phu tàn cục khi loạn chiến.

Năm 1993, Hứa 17 tuổi đoạt chức quán quân toàn quốc, anh không thất hứa: anh về quảng châu, cùng một người bạn bắt xe về Sơn đầu, đưa cúp vô địch tặng Trương.

3.Tình chiến hữu

Người thứ 3 Hứa phải cảm ơn đó là Lữ Khâm. Hứa gia nhập đội Quảng đông năm 1987, khi đó Lữ Khâm đã là quán quân toàn quốc, đã có danh hiệu “Dương thành thiếu soái”. Hứa nói, đối diện với Lữ, Lữ cao to như một ngọn núi, nhưng tôi quyết tâm vượt qua ngọn núi đó.

Để vượt qua ngọn núi đó, Hứa mất 6 năm ròng. Luận “bối phận” Lữ không chỉ là sư huynh, mà còn là sư phụ của Hứa- vì khi đó Lữ còn kiêm nhiệm chức huấn luyện; Trong giới cờ, Lữ đã trở thành đối thủ chính của Hứa. “trong giải cá nhân hay các giải khác, trong các trận quyết chiến tôi thường gặp Lữ ca. Và gay go nhất là, lãnh đội luôn sắp xếp chúng tôi cùng phòng”.

“Như thế có gì không thỏa đáng?”. “haizz, kỳ thủ trước quyết đấu một ngày đều ngồi thẩm cờ của đối thủ, nghiên cứu cách đối phó. Nhưng, bạn nghĩ xem, đối thủ lại ngồi ngay trước mặt mình, bạn làm sao có thể bày cờ ra!”.

Trong một giải đấu ở Thượng hải năm 1997, Hứa, Lữ gặp phải cảnh này. Ăn tối xong, hai người trở về phòng, về giường nằm, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ.

“khi đó anh nghĩ gì?”. “tôi nghĩ về đối thủ- nghĩ về những đối cục của Lữ ca” Hứa cười khổ trả lời. Có lúc ánh mắt hai người không hẹn mà gặp, nhưng lập tức lại tránh đi, vài giờ trôi đi, Lữ ca đứng dậy bước đi, ánh mắt Hứa vẫn dõi theo bóng Lữ, hồi sau Lữ mang về hai cốc trà, một cốc đưa cho Hứa… “Mọi người thường hiểu lầm: cho rằng giữa tôi và Lữ ca thường có chuyện nhường cờ- không có chuyện này, trước nay tôi với Lữ ca trong giải đấu đều tận lực chiến đấu”.

Dù mấy năm gần đây, Hứa vô địch nhiều hơn Lữ, nhưng tận đáy lòng Hứa, anh vẫn mãi cảm ơn Lữ. Mỗi lần lên nhận giải Hứa đều vui vẻ nói với Lữ: “Cám ơn huynh!”, và Lữ luôn nói với sư đệ “người một nhà, đừng nói vậy”.

Nếu có chút gì đó “lăn tăn” trong lòng Hứa, có lẽ phải nói tới hai người: Hà bắc Diêm Văn Thanh và Hồ bắc Hồ Minh. Chuyên gia bố cục Diêm Văn Thanh kiêu dũng thiện chiến, Hồ Minh là quán quân toàn quốc, mi thanh mục tú, thường làm người dẫn chương trình của tiết mục cờ trên truyền hình trung ương. Diêm, Hồ yêu nhau đã lâu, nhiều năm trước Hồ có nói: “đợi khi anh vô địch toàn quốc chúng ta sẽ kết hôn”. Nhưng, trong giải toàn quốc năm 1993, Diêm bị Hứa phế pháo nhập cục, phải cởi giáp quy hàng, đến nay Diêm vẫn vô duyên với danh hiệu quán quân. Thảm nhất là ở giải cá nhân năm 1998, Diêm một ngựa băng băng về đích, đến vòng cuối Diêm lại gặp Hứa, ván này Diêm chỉ cần hòa là vô địch. Trước ngày quyết chiến, Diêm gặp ai cũng cười rất tươi, giống như chú rể trong ngày cưới. Với Hứa mà nói, phải thắng Diêm là điều không nỡ, bởi bảy, tám năm nay Diêm vẫn theo đuổi giấc mộng “đề tên bảng vàng, đón mỹ nhân về”. Và càng không nỡ là, xuân thì có hạn, khi ấy Hồ cũng đã 27, 28. Lần này, là cơ hội rất tốt của hai người họ, bỏ lỡ cơ hội này, không biết lại phải chờ đến năm nào, tháng nào. Nhưng kết quả thật tàn khốc, Hứa thắng Diêm thua.

Có lẽ suốt đời Hứa không thể quên được ánh mắt của Hồ Minh nhìn mình khi ván cờ kết thúc. Dường như lúc ấy, Hồ chỉ mong Hứa biến mất khỏi cuộc đời này. Đến nay, hai người bọn Họ vẫn chưa kết hôn. Và càng đau khổ hơn khi chúng tôi lại là những người bạn thân của nhau.


Còn tiếp...


ps: khi tác giả viết bài này thì Diêm, Hồ chưa kết hôn, nhưng theo tôi biết thì Diêm, Hồ đã kết hôn vào năm 2006

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét