Tác giả: Tiền Cương& Trương Úc Vỹ
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com
Nhà xuất bản Thục Dung kỳ nghệ
Chương 1 Ngõ nhỏ xuất thần đồng
1. Và như thế yêu cờ
Vũ hán do 3 trấn Hán khẩu, Hán dương và Vũ xương hợp thành, trong xã hội cũ có tên gọi là đại Hán khẩu. Vũ hán thuộc trung bộ Trung quốc, là nơi hội tụ của hai con sông Trường giang và Hán thủy, cho nên giao thông vô cùng thuận lợi. Vũ hán có mỹ hiệu là “cửu tỉnh thông giới”. Điều kiện thiên nhiên thuận lợi như vậy làm cho Vũ hán phát triển thương nghiệp từ xa xưa.
Những năm 40 của thế kỷ trước, nơi một con phố nhỏ của Vũ hán, có một gia đình nổi danh từ lâu, đó là Lý gia. Chủ gia đình là Lý Đông Hán, là một thợ mộc, cả gia đình 5 người sinh sống, chủ yếu đều dựa vào nghề mộc của Lý Đông Hán. Lý rất nổi danh, không chỉ bởi vì tay nghề của Lý rất tinh xảo, mà còn bởi Lý là một tay cờ cao thủ, được gọi là “kỳ vương” nơi con phố nhỏ ấy.
Khi ấy, đang là đêm trường trước giải phóng, mọi thứ đều rất hỗn loạn, cuộc sống của Lý gia cũng giống như bao bách tính khác, đều rất khó khăn, có thể nói là chạy ăn từng bữa. Năm 1938, là năm đứa con trai Lý Nghĩa Đình của Lý gia tròn tuổi, bởi cuộc sống gia đình quá khó khăn, nên sau khi học tiểu học được 2 năm, Lý Nghĩa Đình đành phải thôi học. Đối diện với cuộc sống gia đình như vậy, Lý Đông Hán với tư cách là người chủ gánh vác gia đình, ngày càng cảm thấy mình thật vô dụng, không làm tròn trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình.
Tổ tiên của Lý Đông Hán ở trấn Hạc giang, Thiên môn tỉnh Hồ bắc, trong đó tay nghề mộc của phụ thân Lý Đông Hán nổi danh xa gần. Lý Đông Hán thời niên thiếu, do cảnh gia đình sung túc, Lý cứ sống một cuộc sống vô tư lự, trước nay Lý chưa từng chăm chỉ học nghề của cha, những thói hư tật xấu của cuộc sống, Lý bị nhiễm không ít, đặc biệt là bài bạc.
Những năm 30, phụ thân của Lý dựa vào tay nghề mộc, tiến đến đại Hán khẩu, xưng danh thiên hạ, dần dần bước chân của ông dừng lại nơi đây, về sau dừng bước ở Vũ hán, sinh cơ lập nghiệp. Lý Đông Hán dù thích chơi cờ, nhưng trình độ thực ra không phải là hơn người, danh xưng “kỳ vương” chẳng qua là “trong núi không hổ, khỉ xưng vương” mà thôi. Nơi phố nhỏ, địch thủ lớn nhất của Lý là Hoàng sư phụ.
Vũ hán là một trong “tam đại hỏa lư” của toàn quốc. Những ngày hè ở Vũ hán như một lò lửa, thật đáng sợ. Cả ngày nóng nực, dù đêm khuya thì cái nóng cũng không giảm đi được bao nhiêu. Trong cái nắng như thiêu như đốt ấy, những cuộc đại chiến giữa Lý Đông Hán và Hoàng sư phụ đều kéo dài từ sáng sớm cho tới nửa đêm ở nơi ngõ nhỏ.
Tới mùa đông, chiến trường của bọn họ kéo từ ngõ nhỏ qua nhà một ông chủ họ Dương. Ông chủ Dương rất mê cờ, cho nên rất thích tụ tập bạn hữu chơi cờ giải cơn ghiền. Không biết từ khi nào, Lý Nghĩa Đình cũng thường ngồi xem bố chơi cờ, cho đến khi tan cuộc mới cùng bố trở về nhà.
Lý Đông Hán cảm thấy rất ngạc nhiên, trước nay ông chưa từng dạy con chơi cờ, nhưng không biết Lý Nghĩa Đình đã học chơi cờ từ đâu, mà rất nhanh chóng Lý Nghĩa Đình cũng rất mê cờ. Thời kỳ đầu, Lý Nghĩa Đình thường chơi cờ cùng bạn bè cùng trang lứa trong ngõ, nhưng chẳng bao lâu sau bọn họ đã không còn là đối thủ của Nghĩa Đình. Rồi Nghĩa Đình bắt đầu giao chiến cùng các chú, các bác, dần dần bọn họ cũng bị Nghĩa Đình vượt qua, bọn họ không còn cảm thấy mất mặt khi ngồi chơi cờ cùng Lý. Lần đầu tiên, Nghĩa Đình đã cảm nhận được mùi vị anh hùng cô đơn trong cuộc sống của mình.
Chơi cờ khi ấy không được coi là một nghề nghiệp, trong con mắt mọi người nó chỉ là một thú vui tiêu khiển, thậm chí là một công cụ đánh bạc. Nhìn thấy con trẻ yêu cờ như vậy, Lý Đông Hán trong lòng luôn rối bời. Bởi bản thân Lý đã từng trải qua những đau khổ của nghiệp cờ bạc, nên Lý Đông Hán luôn muốn con trai có thể học được một nghề gì đó, sau này gánh vác gia đình. Nhưng Lý Nghĩa Đình nên học gì? Lý Đông Hán cũng cảm thấy rất mơ hồ, bởi ông cũng chẳng có năng lực gì để thiết kế con đường tương lai cho con trai. Ông chỉ đành phó mặc cho số phận.
2. Phụ tử bày sới cờ
Những ngày sau khi đất nước giải phóng, cuộc sống gia đình Lý gia vẫn rất khó khăn. Chẳng biết làm sao, mẹ Lý Nghĩa Đình đành phải đi ra ngoài tìm việc làm. Mẹ Lý là một người phụ nữ điển hình của xã hội xưa, nên chẳng biết làm gì để kiếm tiền, đành phải mỗi ngày bán rau nên ngõ nhỏ. Mỗi sáng, nhìn mẹ gánh 50 cân rau, đi ra ngõ nhỏ bán, Lý Nghĩa Đình cảm thấy vô cùng chua xót, lúc ấy Lý chỉ có duy nhất một ước mong là mong mình mau trưởng thành, để gánh bớt một phần khó khăn cho mẹ.
Chiều 26 tháng 5 năm 1951, bên bờ Trường giang của Vũ hán phát sinh một trận hỏa hoạn lớn, thiêu rụi hơn 3000 nóc nhà nơi đó, làm ảnh hưởng tới hơn vạn người dân. Sau trận hỏa hoạn ấy, cuộc sống nơi đây vô cùng khó khăn. Nhưng, thời gian dần trôi đi, cũng chính ở nơi đây, xuất hiện một nơi vui chơi, mà mọi người quen gọi là “Trùng hoạch hỏa dương”. Do “trùng hoạch hỏa dương” không người cai quản, nên nơi đây phát triển rất mãnh liệt. Một thời trở thành nơi náo nhiệt được yêu thích nhất của Vũ hán. Ở nơi ấy, mỗi ngày hội tụ đủ hạng người, người ca hát, người đọc sách, người buôn bán nhỏ, người bày sới cờ… thật là náo nhiệt vô cùng.
Vì có sự thu hút của sới cờ, bố con Lý gia cũng tụ hội về đây. Dần dần họ phát hiện ra rằng, sới cờ nơi đây hội tụ đủ nhất lưu cao thủ của Vũ hán như La Thiên Dương, Đỗ Nhượng Thiên, Phan Kế An, Mã Chí Tân, Triệu Hán Liễu, Hồng Phương Đại… Khi ấy, giới cờ Vũ hán không có một nơi cố định để tụ tập. Cho nên, vô hình trung “trùng hoạch hỏa dương” trở thành nơi trung tâm giao lưu của bọn họ.
Bày sới cờ khi ấy là chuyện rất đơn giản, chỉ cần vài bàn cờ, vài ngọn đèn nhỏ là có thể. Người tới chơi cờ, mất phí chơi cờ cũng rất ít, mỗi bàn chỉ mất hai phân tiền, gọi là tiền thuê bàn, hơn nữa tiền bàn do người thua trả, nếu là cao thủ, ở sới cờ chém giết cả ngày, có khi chẳng mất đồng nào.
Có một ngày, một người khách tương đối quen thuộc ở “trùng hoạch hỏa dương” khi gặp bố con Lý gia đã nửa đùa nửa thật rằng: “Lý sư phụ, ông có thể bày một sới cờ ở đây, một là thuận lợi cho ông chơi cờ, hai là cũng có thêm thu nhập cho ông”. Nhưng không nghĩ rằng, nghe câu ấy, Lý Đông Hán đã đỏ mặt, xua tay nói: “tôi không làm như vậy, tôi không làm như vậy”.
Đừng nhìn Lý Đông Hán đã quá khó khăn, nhưng Lý luôn nhớ mình xuất thân từ người đọc sách. Lý luôn cho rằng, làm mộc đã có bao nhiêu ấm ức cho bản thân, nhưng dù sao đó vẫn là một nghề chân chính, còn bày sới cờ thì lại khác. Dù đã có suy nghĩ như vậy, nhưng bày sới cờ đối với Lý cũng có cái hay, thu nhập có thể tăng thêm nhiều, cũng nhẹ nhàng hơn so với làm nghề mộc.
Trải qua những ngày đấu tranh tư tưởng, Lý Đông Hán cuối cùng cũng bày sới cờ ở “trùng hoạch hỏa dương”. Cách lựa chọn như vậy, đối với Lý Nghĩa Đình mà nói, chẳng còn gì tốt hơn, không mất tiền mà có thể ở sới cờ thưởng thức, thiên hạ còn có chuyện gì tốt đẹp hơn.
Không ai có thể ngờ được rằng, sới cờ của Lý ngày một “nóng” lên, một trong những nguyên nhân rất quan trọng, đó là sức hấp dẫn từ tiểu sới chủ Lý Nghĩa Đình. Lý Nghĩa Đình dù mới chỉ 13 tuổi, nhưng kỳ nghệ rất tốt, thiếu niên anh hùng luôn làm người ta cảm thấy hứng thú, cho nên rất nhiều người vì nghe danh mà tới đây, muốn tự mình một lần thử công lực của Lý Nghĩa Đình. Giờ đây, Lý Nghĩa Đình bắt đầu tiếp nạp các lộ anh hùng, thông thường mà nói, mỗi ngày có thể chơi vài chục ván cờ. Số lượng ván đấu lớn như vậy, thêm vào đó là được tiếp xúc với rất nhiều kiểu cờ giang hồ đã làm cho kỳ nghệ của Lý Nghĩa Đình tăng tiến nhanh chóng. Chính trong giai đoạn này, kỳ nghệ của Lý Nghĩa Đình bắt đầu dẫn tới sự chú ý của nhất lưu cao thủ. Đương nhiên, trình độ trước đây của Lý Nghĩa Đình không đủ tư cách để bồi tiếp nhất lưu cao thủ. Những khi không chơi cờ, Lý Nghĩa Đình liền chạy lại chỗ các cao thủ giao đấu, đứng một bên cẩn thận xem xét bọn họ giao đấu. Trong đầu Lý Nghĩa Đình luôn có một câu hỏi rằng: “không biết đến bao giờ mình mới có thể bồi tiếp bọn họ?”
3. Bái danh sư
Vũ hán là một thành phố có 4 mùa rõ rệt, mùa hè được xem như một “lò lửa”, nhưng mùa đông lại lạnh vô cùng. Ngày đông, những hoạt động bên ngoài của người dân Vũ hán cũng giảm đi nhiều. “Trùng hoạch hỏa dương” sau nửa năm tấp nập, tự nhiên cũng dần dần vắng khách. Thêm nữa, “trùng hoạch hỏa dương” bắt đầu bị nhà nước quản lý, từ đây nó kết thúc giai đoạn lịch sử đặc thù.
Trong một quãng thời gian, “trùng hoạch hỏa dương” với tư cách là trung tâm hoạt động cờ tướng mất đi. Các kỳ thủ của Vũ hán đành phải tản mác ra khắp các nơi, và các trà quán lại là nơi tụ tập của bọn họ. Trước và mới giải phóng, địa vị của kỳ thủ rất thấp, rất nhiều danh thủ không có việc làm, đành phải dựa vào các trà quán kiếm sống qua ngày, cuộc sống của bọn họ vô cùng khó khăn.
Khi ấy, trà quán ở đại Hán khẩu rất nhiều, có rất nhiều trà lầu nổi tiếng như “Hồ bắc kỳ hội”, ‘An toàn trà lầu, “Hán nhạc xuân lầu”, “Động thiên cư trà lầu’… Khi ấy, mấy trà lầu này luân phiên làm trung tâm các hoạt động cờ tướng. Đại đa số các kỳ thủ không dám ở một trà lầu quá lâu, bởi vì thời kỳ đầu giải phóng, bên công an cấm đánh bạc rất gắt gao, mà khi ấy, ở trong các trà lầu, phần lớn chỉ toàn là đánh độ. Dần dần, trung tâm cố định lại ở “Động thiên cư trà lầu”, còn về nguyên nhân phát sinh sự thay đổi đó, là do sở thích cờ tướng của ông chủ trà lầu.
Nói đến “thời đại trà quán” của kỳ đàn Vũ hán, có một người không thể không nhắc đến, người đó chính là Đỗ Nhượng Thiên tiên sinh. Đỗ Nhượng Thiên là danh thủ của một dải tây nam, từng đoạt quán quân Côn minh, từng làm phóng viên ở Trùng khánh, trước giải phóng tiên sinh chuyển tới Hán khẩu. Người này không chỉ công phu kỳ nghệ ghê gớm, mà còn rất có tài năng tổ chức. Ngày trước, kỳ đàn Vũ hán dù rất náo nhiệt, nhưng cuối cùng cũng phân tán, chẳng có nơi nào là “trung tâm”, sau khi Đỗ tiên sinh tới, ông rất nhiệt tình với các cuộc thi đấu, các hoạt động biểu diễn, dần dần gom các danh thủ về một nơi.
“Động thiên cư” nằm trên đường Giang hán, con đường phồn hoa nhất của Hán khẩu, nơi đây có hai tầng, tầng dưới chủ yếu phục vụ ăn uống, tầng trên chủ yếu phục vụ chơi cờ. Nơi đây, không chỉ là nơi hoạt động của danh thủ bản địa, mà còn là nơi phục vụ các danh thủ từ khắp nơi đổ về đây. Trong xã hội cũ, các danh thủ thích lang thang khắp nơi, vừa để mưu sinh, vừa để kết giao kỳ hữu. “Động thiên cư” rất hay tổ chức giao đấu giữa danh thủ bản địa và danh thủ phương xa. Các danh thủ tham gia thi đấu như vậy đều được tiền tham gia, tiền này lấy từ tiền trà nước chi trả. Kỳ đàn Vũ hán khi ấy, người có sức ảnh hưởng và “giá trị câu khách” là “Hoa trung kỳ vương” La Thiên Dương. Ông ta là người Hoàng cương- Hồ bắc. La sinh năm 1887, 20 tuổi đã nổi danh khắp nơi. Ngoài 30, vì để tôi luyện kỳ nghệ, đã vân du khắp nơi. Thượng hải, Giang tô, Triết giang, Giang tây… nơi nào cũng từng in dấu chân La. Năm 1930, La đã từng giao đấu với “thất tỉnh kỳ vương” Chu Đức Dụ ở Thượng hải. Ở Vũ hán, mọi người thường gọi La là “La Dương Thiết”.
Dưới sự dẫn dắt của bố, Lý Nghĩa Đình cũng bắt đầu lang thang các trà quán, đương nhiên không phải là để uống trà tiêu khiển, mà là để chơi cờ, xem cờ. Một buổi chiều cuối tháng 10 năm 1952, khi hai bố con vừa bước vào “An toàn trà lầu” đã nhìn thấy ba người La Thiên Dương, Đỗ Nhượng Thiên, Chu Vị Tân đang luận cờ. Vì đã quen biết bọn họ từ lâu nên Lý Đông Hán dắt Lý Nghĩa Đình qua chào bọn họ.
La Thiên Dương vốn đã rất có ấn tượng về Lý Nghĩa Đình, bèn nói với Lý Đông Hán: “đây là nhi tử của ông hử? Uây, kỳ nghệ của nó thật không tồi”
Lý Đông Hán vội vàng nói: “đâu dám, đâu dám, kỳ nghệ của tiểu tử cũng tàm tạm, còn phải nhờ La tiên sinh chỉ giáo nhiều”. La Thiên Dương vội nói: “Học cờ cùng tôi cũng được thôi, nhưng kỳ nghệ cũng chỉ quanh quẩn ở Hán khẩu, không đạt được trình độ nhất lưu cao thủ, tốt nhất có cơ hội thì nên đi khắp nơi”
Lý Đông Hán thấy La Thiên Dương mau chóng trả lời như vậy, trong lòng rất vui vẻ, bèn nói: “vậy phải phiền La tiên sinh rồi, từ sau tiểu tử này giao cho La tiên sinh”.
Dù không chính thức cử hành lễ bái sư, nhận đồ đệ, nhưng duyên tình giữa La Thiên Dương và Lý Nghĩa Đình được đặt như vậy, và câu chuyện này cũng dần dần lưu truyền rộng rãi trên kỳ đàn Vũ hán.
-Còn tiếp…-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét