lược dịch: k400201@dichnhac.com
nguồn: hgchess.com
Phó Quang Minh, người đã cùng Hồ tư lệnh đánh nên ván "thuận pháo tranh vương" nổi tiếng trong kỳ đàn Trung hoa...
Giới cờ kinh thành, nhắc đến tượng kỳ đại sư Phó Quang Minh không ai là không biết. Sự nghiệp cờ của Phó Quang Minh kéo dài cũng đã hơn 50 năm, thành tựu rõ rệt nhưng cũng không ít trắc trở, có vui có buồn. Trước sau danh hiệu “quán quân toàn quốc và “đặc cấp đại sư” đều không có duyên với ông, nhưng không vì thế mà ông mất đi niềm tin vào cớ tướng. Năm nay đã ngoài 60, nhưng ông vẫn hoạt động trên kỳ đàn, 50 năm trải qua bao mưa gió trên kỳ đàn, đã đem đến cho ông rất nhiều niềm vui nỗi buồn.
Tiến nhập kỳ đàn, tranh đấu cùng thiên hạ
Trong quyển “từ điển tượng kỳ Trung quốc” viết về Phó Quang Minh thế này: “Phó Quang Minh, người Bắc kinh, sinh năm 1944 (năm 1982 được phong tượng kỳ đại sư), kỳ phong cẩn thận linh diệu, sở trường về bố cục phi tượng và tàn cục pháo, mã, tốt. Năm 1964, lần đầu tiên ông tham gia giải cá nhân toàn quốc và xếp thứ 7
Ngày còn nhỏ, Phó Quang Minh thường hay chơi cờ hè phố, khi không có việc ông thường xem người chung quanh chơi, xem mãi rồi thích, ban đầu ông chỉ chơi cho vui, dần dần hứng thú với cờ, chỉ cần có thời gian là ông lại chơi cờ. Ngày đó, ông cũng thường xuyên bỏ học, lang thang các hè phố chơi cờ, ban đầu chỉ chơi vui với các bạn đồng trang lứa, nhưng do Phó thông minh lanh lợi, kỳ nghệ thăng tiến rất nhanh, dần dần các bạn đồng trang lứa đã không phải là đối thủ, và ông đã tìm đến những người lớn hơn để khiêu chiến, và cứ như thế Phó có chút danh tiếng ở cửa Tây. Sau này, mẹ ông biết, bèn cấm ông chơi cờ, nhưng không có cách gì cấm đoán nổi. Năm 1957, nghe nói có giải thiếu niên nhi đồng toàn thành Bắc kinh, Phó liền đi ghi danh và đạt hạng 4, chuyện này không thể làm Phó vui, nhưng một chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng của Phó đó là, Phó đã thu hút được sự chú ý của Tạ Tiểu Nhiên, Hầu Ngọc Sơn. Hai người này vẫn âm thầm theo dõi những biểu hiện của Phó trong giải, sau giải đấu, hai người tìm gặp Phó và hỏi phó có muốn đến kỳ hội của Tạ Tiểu Nhiên học cờ không? Có nơi chơi cờ, lại có người chỉ dạy, mơ còn chẳng được, thế là Phó vui vẻ nhận lời, từ đó về sau Phó thường xuyên tới kỳ hội của Tạ chơi cờ. Đến năm 1958, Bắc kinh thành lớp lớp bồi dưỡng cờ tướng do Tạ Tiểu Nhiên và Hầu Ngọc Sơn phụ trách tuyển chọn học viên, và Phó đã đến với lớp học này, từ đây chính thức bái Tạ, Hầu làm sư phụ. Dưới sự chỉ dạy nghiêm khắc của hai người, kỳ nghệ của Phó tăng tiến mãnh liệt: năm 1959, giành quán quân giải thiếu niên toàn Bắc kinh, 1963 quán quân Bắc kinh, 1964 hạng 7 quốc gia, về sau chính thức gia nhập đội Bắc kinh.
Lỡ bước ôm hận ngàn thu
Năm 1979 giải cá nhân toàn quốc tổ chức tại Bắc kinh, Phó Quang Minh trước sau chiến thắng nhiều cao thủ, đến vòng cuối chỉ cần chiến hoà Hồ Vinh Hoa là có thể đoạt chức quán quân. Với Phó mà nói, đây là cơ hội nghìn năm khó gặp. Thật ra, Phó đã trở thành nhất lưu cao thủ, nghe những kỳ hữu có qua lại với Phó ngày ấy kể lại, Phó công sắc bén, phòng thủ chắc chắn, đã đủ thực lực để chiến thắng bất kỳ đối thủ nào.
Trong ván với Hồ, sau khai cục, cờ của Hồ chưa chiếm tiên, nếu Phó muốn hoà cũng không phải quá khó khăn, chỉ cần giản hoá cục diện- tính quân là có thể hoà, và Phó có thể đoạt quán quân, nhưng khi đó, tư tưởng chỉ đạo ban đầu trong Phó có sự thay đổi, Phó muốn dựa vào tiên thủ chiến thắng Hồ. Thế là, Phó cũng đưa ván cờ tiến vào cục diện phức tạp, nhưng Hồ mưu cao kế sâu, đã không rơi vào bẫy của Phó, ngược lại Phó lại đi những nước sai lầm, cuối cùng Phó đã thua, Hồ được như ý, lần thứ 10 đoạt quán quân, đây cũng là năm khép lại 20 năm độc bá kỳ đàn của Hồ. Phó chỉ đạt “quý quân”. Dù “quý quân” với Phó mà nói cũng đã là thành tích tốt nhất, nhưng Phó đã bỏ lỡ cơ hội giành quán quân, đây là nỗi hận của Phó, cũng là nỗi hận của giới cờ Bắc kinh. Nếu Phó đoạt quán quân, giới cờ Bắc kinh đã có thể ngẩng cao đầu, bởi Bắc kinh đến bây giờ vẫn không có đặc cấp đại sư, cũng không có quán quân toàn quốc...
Mấy ngày trước, trong một cuộc họp báo Phó có nói: “ngày đó- trước một ngày quyết chiến với Hồ, lẽ ra tôi nên tới nhà Tạ sư phụ, xin người giúp đỡ về chủ ý và chiến thuật, xin người điều chỉnh tâm lý cho tôi, nhưng lúc ấy tôi đã không đi, nghĩ là đến lúc đó tuỳ cơ ứng biến, kết quả, khi lâm trận, là thắng hay hoà tôi không xác định rõ, cuối cùng vật đã ở trong tay mà để vuột mất”.
Sau ván đấu, Tạ Tiểu Nhiên có nói, đây là một cơ hội, chỉ cần nắm chắc là có thể vô địch, về sau cơ hội như thế này không biết có nhiều hay không.
Lịch sử dường như lại trêu ngươi con người, mười mấy năm sau, bài học ấy lại một lần nữa tái diễn với Phó, năm 1992, ở vòng cuối, Phó gặp Triệu Quốc Vinh, nếu như thắng, có thể đoạt á quân hoặc quý quân, thua thì bị đẩy ra khỏi nhóm “quốc thủ”, nhưng lại một lần nữa Phó phạm vào sai lầm năm nào, tâm lý quá nặng nề, tư tưởng chỉ đạo không nhất quán, thua Triệu lão, Phó chỉ về thứ 7, danh hiệu “đặc cấp đại sư” lại một lần nữa trôi qua tay Phó.
Đương nhiên, với tư cách là “kỳ đàn kiêu tướng”, Phó có rất nhiều chiến tích huy hoàng trước các đại sư, đặc cấp đại sư. Nhưng dù cho có cơ hội và thực lực, muốn đoạt quán quân phải có chút vận khí.
Mấy chục năm trên kỳ đàn, kỳ vận của Phó cũng rất chìm nổi: năm 1995 từ giáp tổ bị giáng xuống ất tổ, năm 1997 lại thăng lên giáp tổ, năm 1998 lại xuống ất tổ, năm 2000 lại quay về giáp tổ, năm 2002 do có công việc đột xuất phải ra nước ngoài, bỏ lỡ một giải đấu mà bị hủy bỏ tư cách giáp tổ, trong giải cờ toàn quốc năm 2003 Phó đứng thứ 13, nhưng do chỉ thăng giáp cấp cho 12 người, vì thế hi vọng thăng giáp tổ của Phó lại tiêu tan, đây chính là “ba lần lên ba lần xuống” của Phó. Nói về những được mất trong cuộc đời cờ của mình, Phó nói: “Từ “ba lần lên ba lần xuống” có thể thấy tôi rất lận đận, kỳ nghệ không ổn định, còn kém cao thủ một chút, chính tôi cũng không nắm chắc về bản thân mình, đáng tiếc nhất chính là sau này không có người chỉ điểm, Tạ sư phụ đã qua đời từ lâu, đó là một mất mát rất lớn đối với tôi, có một quãng không có người chỉ điểm, về khai trung tàn cục đều chỉ là ý kiến cá nhân của tôi, nhưng không có được sự thừa nhận, mọi thứ đều phải được sử dụng qua các giải đấu mới có thể được kiểm chứng…Tôi rất khâm phục Nam phương có các đội chuyên nghiệp, phía sau các cao thủ đều có sự chỉ điểm, trong các giải đấu nếu phát sinh các vấn đề đều rất nhanh chóng được giải quyết, tránh lặp lại sai lầm trước đó, đây chính là điều mà các đội Bắc phương không có được”.
Khi nói về phong cách chơi cờ của Phó có thể dùng 3 từ để khái quát “có sáng tạo”. Sáng tạo nhưng đó không phải là sáng tạo về bố cục, mà là những lý giải khi đối diện với bàn cờ, những phán đoán vượt qua người thường, sáng tạo dựa vào sự lý giải của bản thân, dựa vào linh cảm, dựa vào lý luận sâu sắc về cờ tướng. Mấy chục năm lăn lộn trên kỳ đàn Bắc kinh nói riêng và kỳ đàn Trung hoa nói chung, Phó đã làm say đắm không biết bao nhiêu con tim người chơi cờ.
Phó và Tăng Như Ý- Á quân toàn quốc năm 1966 là những đại biểu kiệt xuất của kỳ đàn Bắc kinh những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Hai người họ đã cùng Châu Học Tăng, Đoàn Quảng Thuận đã đoạt Quý quân giải đồng đội toàn quốc, đó vẫn là thành tích tốt nhất của kỳ đàn Bắc kinh. Những năm cuối thập niên 70, Phó đã từng rời Bắc kinh gia nhập Hỏa xa đầu.
Phó có rất nhiều sở thích như chạy bộ, hát karaoke, ông cũng rất thích tụ họp cùng bạn bè. Phó cũng rất yêu thích hoa, đặc biệt hoa Lan. Giờ đây Phó vẫn lăn lộn trên kỳ đàn, có lẽ cuộc đời Phó cũng như hoa, hoa đem hương thơm tới cho mọi người, còn Phó đem lại niềm vui cho bao thế hệ người yêu cờ.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét