Cute Panda

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Lưu Điện Trung một dấu chân phong trần (3)

Tác giả: Ân Ba
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com


Tiếp theo...

Lưu Điện Trung từ nhỏ do sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chật chất, vì thể mãi chẳng lớn lên được. Khi mới gia nhập Hắc long giang, thì Lưu vừa gầy , khi ấy cuốn tiểu thuyết “Hồng nham” đang rất thịnh hành, mọi người đều nói Lưu trông rất giống nhân vật “Tiểu la bốc đầu” trong tiểu thuyết, thế là Lưu có ngoại hiệu “Tiểu la bốc đầu” từ đó. Đến bây giờ, Lưu đã già, dù mọi người không còn gọi Lưu là “Tiểu la bốc đầu”, nhưng những lúc đùa vui, vẫn có người nhắc tới cái tên “Tiểu la bốc đầu”. 

Ở đội Hắc long giang, cuộc sống của Lưu đã thay đổi rất nhiều, mỗi tháng được nhận 5 tệ, mỗi ngày còn có 3 bữa ăn, kết quả không tới 1 năm, trông Lưu đã thay đổi hoàn toàn, so với thời gian trước lớn hơn rất nhiều, nhiều người đã không còn nhận ra đó là “Tiểu la bốc đầu”.   

Khi ấy, đội Hắc long giang bao gồm: Vương Gia Lương, Kim Khởi Xương, Trương Đông Lộc, Lý Trung Kiện, thêm Lưu gia nhập, thực lực quả là rất mạnh. Suốt cả ngày, Lưu cùng Vương Gia Lương, Kim Khởi Xương chơi cờ, thẩm cờ. Lưu tới Hắc long giang không lâu, thf tham gia giải giao hữu “tam tỉnh” Hắc long giang, Quảng đông, Bắc kinh, kết quả Lưu đã giành thắng lợi trước các danh tướng như Phó Quang Minh, Tăng Như Ý, Trần Bách Tường, và với thành tích 3 thắng 3 hòa, Lưu đã giành ngôi vô địch. Không dừng lại ở đó, tiếp theo khi tham gia giải “tứ tỉnh” Hắc long giang, Cát lâm, Quảng đông, Bắc kinh Lưu cũng giành được thành tích rất ấn tượng. Mọi người thường bảo rằng: “Tiểu la bốc đầu” của Hắc long giang thật lợi hại.  

Giải cá nhân toàn quốc năm 1965 tổ chức ở Ngân xuyên- Ninh hạ. Có tất cả 40 cao thủ từ khắp nơi trên đất nước tụ hội về đây tranh tài. Kết quả cuối cùng Lưu giành vị trí thứ 12. Sau giải Lưu nói: “Lẽ ra kết quả sẽ còn tốt hơn, vấn đề chủ yếu là do quá lạc quá, quá ham công sát, nhiều ván lẽ ra thắng đã để thua ngược”.  

Về sau, Lưu tiến hành nghiên cứu trọng điểm đối với kỳ nghệ của Hồ tư lệnh. Lưu cho rằng, khi ấy lý luận kỳ nghệ tốt nhất là của Hồ tư lệnh, Vương Gia Lương, Hà Thuận An. Tứ đó, Lưu bắt đầu tiến bước đi trên con đường nghiên cứu hệ thống lý luận cờ tướng   

Trải qua một năm khổ luyện, kỳ nghệ của Lưu đã được nâng cao hơn trước. Lưu tự tin bước vào tranh tài trong giải cá nhân toàn quốc năm 1965 diễn ra ở Hà nam. Nhưng, trong những cuộc quyết chiến, dù đã chiếm tiên thủ trong khai cuộc, thì Lưu vẫn để bị phản kích. Nếu như thắng 1 trong 2 ván cuối cùng là Lưu có thể lọt vào top 4, nhưng Lưu lại để thua cả hai, cuối cùng chỉ giành được hạng 7. Sau này Lưu bảo: “Điều đó cho thấy, khi ấy công phu khống chế toàn cục của tôi chưa bằng người ta, so với cao thủ kinh nghiệm vẫn chưa bằng”.   

Sau cuộc chiến ở Hà nam trở về Cáp nhĩ tân, Lưu lại càng nỗ lực hơn, chuẩn bị cho những mục tiêu cao hơn, nhưng đúng lúc ấy, cuộc đại cách mạng văn văn hóa nổ ra, cơn lũ cách mạng văn hóa quét qua Hắc long giang, Lưu cũng không thể thoát ra khỏi vòng xoáy ấy.  

”Khi ấy, tôi còn quá trẻ, quá bồng bột, khi ấy cứ nghĩ rằng là theo Mao chủ tịch làm cách mạng, mấy năm trời tham gia những chuyện vô bổ, quả là lãng phí thời gian” Lưu nhớ lại.  

Cờ tướng là tất cả những gì trong cuộc đời Lưu, Lưu không thể rời xa nó, càng không thể không có nó, nhưng trong thời kỳ “văn cách”, cờ tướng bị liệt vào một trong “tứ cựu”, quân cờ, kỳ phổ đều bị đốt hết. Trong lòng Lưu thật sự rất muốn ngồi xuống mà luyện cờ.  

Sau khi giới thể thao thực hiện quân quản, công nhân và vận động viên, huấn luyện viên bị đưa về nông thôn, tiến hành lao động, rèn luyện, hơn 100 người trong một căn phòng lòng, kể ra cũng rất náo nhiệt. Tiếp theo, là giai đoạn thanh lọc đội ngũ, do Lưu đã từng có những lời phát biểu không hợp thời, nên bị nhốt, bị phê bình. Cuối cùng do tuổi nhỏ mà bị đẩy đi.  

Về sau, Lưu chuyển tới nông thôn với tư cách là thành viên của đội “tuyên truyền tư tưởng Mao chủ tịch” làm “thôn quản”, tổ chức dạy học nông dân, làm đấu tranh giai cấp… Nói tới thời gian này Lưu nói: “Nghĩ tới thời gian đó, kể ra cũng có chút thú vị, tôi đã làm không ít chuyện tốt, nhưng cũng mắc không ít sai lầm. Tiếp nhận sự rèn luyện, giáo dục thời ấy, điều đó cũng rất có lợi cho việc chơi cờ của tôi về sau.  

Năm 1970, thời gian cải cách đội ngũ thể dục đã đi vào hồi cuối, Hắc long giang lại chuẩn bị nhân mã. Lãnh đạo thể dục tỉnh muốn giữ Lưu lại. Nhưng lúc ấy, Lưu nhận được thư của bố, kiên quyết gọi Lưu trở về Đường sơn. Sau nhiều lần đắn đo, suy nghĩ, cuối cùng Lưu cho rằng lệnh cha khó cưỡng, thế là Lưu quyết định quay trở về Đường sơn.

Khoác hành lý lên vai, Lưu bước đi trên con đường trở về Đường sơn, Liệu cái gì đang chờ đợi Lưu ở phía trước.

5. Kế thừa nghiệp cha


Sau khi Lưu trở về Đường sơn, tìm được một công việc không tồi trong một công xưởng điện khí, lương mỗi tháng 32 tệ. Nhưng do khoảng cách từ nhà tới đơn vị rất xa, Lưu phải đạp xe đi làm. Có một ngày, trên đường đi làm, do xe không tốt, chân tay lại luống cuống, vô tình Lưu tông vào người ta, bản thân Lưu cũng bị trầy xước, may mà không tông vô tường, không thì không biết sẽ thế nào. 

Lưu chỉ làm ở đó có 40 ngày, bố Lưu vì thổ huyết mà đột nhiên bệnh thêm trầm trong, Cả nhà chẳng đã chẳng có thu nhập, cuộc sống bỗng thêm khó khăn. Mẹ kế, ba đứa em, thêm bản thân Lưu nữa, tất cả chỉ trông chờ vào 32 tệ đồng lương của Lưu.   

Vì để nuôi miệng ăn của cả gia đình, Lưu quyết định đổi công việc cho người ta, bắt đầu lao xuống mỏ làm việc. Ngày đó, kỹ thuật chưa phát triển, người làm dưới mỏ rất vất vả, mệt nhọc, hơn nữa rất dễ mắc các bệnh đặc thù, dù lương của công nhân dưới mỏ rất cao, nhưng không có nhiều người nguyện ý làm. Bố Lưu cả một đời làm công nhân dưới mỏ, kể ra cũng có những hiểu biết nhất đinh, khi còn tại thế, ông luôn khuyên con cái rằng, đừng bao giờ làm kiếp công nhân mỏ. Vậy mà, lúc này vì để nuôi sống cả gia đình, Lưu lại phải lao vào con đường ấy.  

Mối ngày, công nhân mỏ chỉ ngủ 5 tiếng, ăn sáng xong là chuẩn bị xuống mỏ. Thông thường mà nói chỉ phải làm 8 tiếng dưới mỏ, 5 giờ chiều có thể lên, cũng không phải là quá tồi. Giờ ăn trưa, cũng không thể lên trên, trước khi xuống mỏ mọi người đều phải đem theo đồ ăn, buổi trưa của Lưu quá đạm bạc, qua buổi trưa một chút là bụng đã đói. Cứ sống như thế, Lưu trở nên gầy rộc, lúc mới bắt đầu, Lưu không thể chịu đựng nổi, nhưng qua một thời gian sau, Lưu cũng thích ứng được, còn được nâng bậc công nhân lên bậc 4, mỗi tháng có 56 tệ tiền lương, thêm vào tiền trợ cấp, thu nhập mỗi tháng cũng xấp xỉ bảy tám mươi tệ, cuộc sống gia đình cũng bớt đi phần cam go

Ngày ấy, làm dưới mỏ, điều kiện không tốt, nguy hiểm vô cùng, bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn. Lưu đã trải qua một quãng thời gian không thể quên trong đời như vậy. 

Cuộc sống dưới mỏ dù vất vả, khó khăn, thông thường ai cũng phải thích ứng, nhưng những áp lực tinh thần thường làm người ta khó tiếp nhận nổi. Cuộc sống dưới mỏ, dạng người nào cũng có. Bọn họ đại đa số là vì sự nghiệp kiến thiết xã hội chủ nghĩa và cống hiến vì sự nghiệp khai mỏ của tổ quốc, nhưng cũng không ít người là vì bị cuộc sống bức bách, vì đãi ngộ dưới mỏ cao hơn mà họ lao vào mỏ, còn có những người vì trốn tránh pháp luật mà xuống mỏ, khi ấy cuộc sống dưới mỏ vô cùng phúc tạp. Ngày ấy còn có chuyện rằng, một người khi ở trên mỏ còn rất tốt, nhưng khi đã xuống mỏ là biến đổi trầm trọng, lột xác thành con người khác hoàn toàn, thích gây gổ, động chân động tay…  

Mỗi khi nhớ tới quãng thời gian ấy, trên mặt Lưu luôn trầm lặng trở lại, Lưu nói: “khi ấy, có một vị bằng hữu làm dưới mỏ cùng tôi đã hỏi tôi rằng: “vì sao con người ta khi xuống mỏ làm, làm bộc lộ dã tính như vậy?”. Câu trả lời rất đơn giản, đó là bởi chính trị, là bởi khi ấy đang đấu tranh giai cấp, đã xuống mỏ là có chút “lao cải”. Sinh hoạt không tốt là bị giai cấp đối lập quấy nhiễu, sau khi lên khỏi mỏ chuẩn bị mà nhận phê bình. Có thể nói là do hoành cảnh dưới mỏ và không khí chính trị khi ấy làm con người ta thay đổi tính nết.

6. Thu nhận Lý Lai Quần


Lưu làm dưới mỏ trong khoảng thời gian 5 năm, năm 1974 các hoạt động văn hóa thể thao dần dần được khôi phục, giải cờ toàn quốc cũng được khôi phục. Chủ tịch Lý Ngọc Lâm của mỏ nên Lưu làm việc vốn biết kỳ nghệ của Lưu rất cao thâm, là nhân tài khó gặp nên đã điều Lưu sang bên hiệp hội thể thao làm việc. Và như thế Lưu quay trở lại với cờ tướng.

Công nhân mỏ rất yêu thích cờ tướng, đây dường như là truyền thống. Khi ấy, kỳ nghệ của Đường sơn so với Sơn tây, Nội mông cổ, Bắc kinh, Thiên tân… là cao hơn, hơn nữa 4 vị tượng kỳ đại sư sớm nhất của tỉnh Hà bắc là Lưu Điện Trung, Trình Phúc Thần, Tôn Thụ Thành, Cảnh Học nghĩa đều xuất thân từ công nhân mỏ

Lưu vừa tới Tân Cương không lâu, Thạch gia trang bèn khẩn khoản mời Lưu tới, hi vọng Lưu lãnh quân tham gia giải vô địch Hà bắc năm 1975 diễn ra ở thành Hàm đan. Trong giải, Lưu phát hiện ra rằng, phàm là khi Lưu thi đấu, luôn có 1 đứa trẻ 14, 15 tuổi đứng ở bên chăm chú quan sát bàn cờ, hơn nữa ánh mắt của thằng bé luôn lộ ra sự khâm phục, ngưỡng mộ.

Đứa trẻ ấy rất gầy guộc, khuôn mặt xanh xao có lẽ là do ăn uống thiếu thốn. Nhờ người ta giới thiệu, Lưu mới biết đứa trẻ ấy tên gọi Lý Lai Quần, là một tiểu kỳ thủ rất có danh tiếng ở thành Hàm đan. Sau khi hai người quen biết, Lý khẩn khoản đề nghị giao lưu cờ cùng Lưu. Lưu vui vẻ nhận lời và nhường Lý một mã, kết quả hai người bắt tay nói hòa, trong ván cờ Lưu phát hiện ra tư duy của Lý rất mẫn tiệm, kỳ phong sắc xảo, tính toán chính xác, cảm giác cờ rất tốt, quả là có cốt cách chơi cờ, thế nào để khích lệ Lý, Lưu đã nói: “cậu chơi rất tốt, chỉ cần cố gắn, sẽ còn tiến xa”. Đây là lần đầu tiên Lưu- Lý gặp nhau.

Năm 1975, cờ tướng là một trong những hạng mục của đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 3, Hà bắc cũng thành lập đội tham gia. Thế là, lãnh đão bèn điều Lưu về gánh trọng trách huấn luyện đội tham gia, thành viên khi ấy có Tôn Dũng Sinh, Bành Đức Nhuận, Trình Phúc Thần. Giải đấu chia làm 3 giai đoạn là vòng sơ loại, vòng loại và vòng chung kết. Vòng sơ loại được tổ chức ở Thượng hải vào tháng sáu. Ở vòng sơ loại, Lưu nhanh chóng giành vị trí thứ nhất của tiểu tổ mình tham gia.

Tháng 9, các hạng mục thi đấu của đại hội thể dục thể thao toàn quốc diễn ra ở Bắc kinh, cờ tướng cũng diễn ra vòng loại. Lưu cùng tổ với Dương Quan Lân, Tào Lâm, Đinh Phong, Lý Quốc Huân… Kết quả, Lưu nhất lộ quá quan trảm tướng, với thàng tích bất bại 5 thắng 2 hòa, Lưu một lần nữa giành vị trí nhất tổ. Đặc biệt là ván đấu với Dương Quan Lân, Lưu đánh vô cùng xuất sắc, tới đoàn trưởng của đoàn Hà bắc cũng tới chúc mừng chiến thắng này.

Trong vòng chung kết chỉ còn lại 4 người Lưu, Dương Quan Lân, Hồ Vinh Hoa và Tưởng Chí Thân. Do vòng sơ loại và vòng loại, Lưu luôn giành vị trí nhất tổ, cho nên niềm tin đoạt chức vô địch lần này đã tăng lên gấp bộ, nhưng đây đồng thời cũng làm cho Lưu nảy sinh ý niệm cầu thắng. Ván đầu tiên đấu với Dương Quan Lân, do tư tưởng chủ quan, chuẩn bị không đủ, không chọn được bố cục tốt nên bị Dương lão kích bại; Ván 2 hòa với Tưởng Chí Thân; ván 3 kịch chiến với Hồ Vinh Hoa, dù khai cuộc thành công, nhưng đáng tiếc về sau do thời gian cấp bách, Lưu đã để Hồ Vinh Hoa đảo ngược tình thế. Dù chỉ giành được hạng 4, nhưng Lưu đã gây được tiếng vang không nhỏ

-Còn tiếp…-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét