Cute Panda

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Giang nam tài tử Vương Bân

-Lược dịch: k400201@dichnhac.com
-Nguồn: blog.sina.com



“Giang nam tài tử’ đặc cấp đại sư Vương Bân sinh năm 1979 tại Nam kinh- Giang tô. Năm 1992 gia nhập đội Giang tô, hai lần giành danh hiệu quán quân thiếu niên toàn quốc vào các năm 1992, 1995. Năm 1996 giành danh hiệu quán quân thiếu niên tại giải vô địch châu á lần thứ 9. Đồng thời cũng trong năm 1996, khi giải đồng đội toàn quốc diễn ra, Vương Bân khi ấy mới chỉ 16 tuổi đã được lãnh đội Từ Thiên Hồng đặc cách cho ngồi bàn 4, và với thành tích bất bại 4 thắng 5 hòa, Vương đã giúp Giang tô lần đầu tiên vô địch đồng đội toàn quốc. Năm 2000, á quân đồng đội toàn quốc. Năm 2001 Vương giành ngôi á quân cá nhân toàn quốc, Năm 2002, giành được quyền khiêu chiến ở giải BGN lần 2, năm 2003 giành quý quân cá nhân toàn quốc và Ngũ dương bôi, đồng thời cũng trong Năm này Vương được tấn phong danh hiệu đặc cấp đại sư. Năm 2006 Vương lại giành điện quân giải cá nhân toàn quốc tổ chức tại Thẩm quyến.

Từ ngày 13 đến ngày 25 tháng 11 năm 2006, giải vô địch cá nhân toàn quốc diễn ra tại Thẩm quyến. Ở giai đoạn 1 của giải, Vương nằm ở bảng B. Vòng đầu tiên với lợi thế tiên thủ Vương đã kích bại được Trình Cát Tuấn của Hàng châu. Vòng 2, bắt tay nói hòa với ‘đại lực sỹ” Kim Ba của Đại liên. Vòng 3, dù với lợi thế đi tiên nhưng Vương đã bị Trương Cường của Bắc kinh bức hòa. Vòng 4 Vương đã hậu thủ thành công trước Trình Tiến Siêu của Hồ bắc. Thêm một chiến thắng ở vòng 5 trước Kim Tùng của Đại liên. Tiếp đó là 2 trận hòa với Lý Thiếu Canh của Hà nam và Lưu Điện Trung của Hà bắc ở các vòng 6, 7. Như vậy với 15 điểm giành được Vương đã đứng đầu bảng B. Tiến vào vòng loại trực tiếp, vòng 1 Vương kích bại Trần Khởi Minh của Hỏa xa đầu, vòng 2 lại một lần nữa kích bại Kim Tùng của Đại liên, vòng tứ kết Vương kích bại Hồ tư lệnh. Tại bán kết Vương gặp ‘đông bắc hổ” Triệu Quốc Vinh. Ván cờ chậm với lợi thế đi tiên nhưng Vương đã bị Triệu lão bức hòa, và trong ván cờ nhanh Vương bị Triệu lão kích bại. Và ở trận tranh 3-4, Vương một lần nữa bị bại trận trước Lữ Khâm của Quảng đông.

Tại vòng tứ kết, ngồi bàn đầu tiên ‘giang nam tài tử” Vương Bân gặp Hồ tư lệnh. Hai vị đặc cấp đại sư đúng là oan gia ngõ hẹp gặp nhau. Ván đầu tiên, Hồ tư lệnh với lợi thế đi tiên đã nhanh chóng bày trận hữu pháo tuần hà, tới trung cục tư lệnh lại ra sức cầu biến, cố ý giăng bẫy hòng dụ Vương. Ngờ đâu, Vương đã nhận ra hiểm nguy, ra sức tính quân, giản thế cục hóa, cuối cùng dĩ hòa vy quý, hai bên bắt tay nói hòa. Sau khi nghỉ ngơi 5 phút, hai bên bước vào ván cờ nhanh thứ nhất, và sau hơn 20 hiệp đại chiến, hai bên đã chẳng còn lực tấn công, đành bắt tay nói hòa lần 2. Ván cờ nhanh thứ 3, sau hơn 30 hiệp giao đấu, hai bên cũng bắt tay nói hòa. Bước vào ván cờ nhanh thứ 4, với lợi thế đi tiên, Vương từ từ vây khốn Hồ tư lệnh, khai cục không lâu Vương bắt đầu tiến công, Hồ tư lệnh dù rơi vẫn thế hạ phong vẫn ngoan cường phản kích, nhưng đều bị Vương hóa giải hết. Cuối cùng, Hồ tư lệnh vì nghĩ quá lâu, không để ý thời gian, nên kim đồng hồ rụng trước, đành chịu thúc thủ trước Vương. Lúc này, đứng xung quanh đó có tới hơn 40 người (bao gồm lãnh đội, huấn luấn viên, kỳ thủ và người hâm mộ), rất nhiều người đã thốt lên rằng: “thật là quá đã”.

Tại vòng bán kết, bàn đầu tiên Vương gặp “đông bắc hổ” Triệu Quốc Vinh. Ván 1, với lợi thế đi tiên, Vương bày trận ngũ thất pháo, bố cục vững chắc, quân đi như bay, “đông bắc hổ” cũng rất cẩn thận, từng bước đi cờ. Tiến vào trung cục, bất ngờ Triệu lão phế quân, đẩy nhanh tốc độ trận đấu, dù hơn quân nhưng trên khuôn mặt của Vương lúc này lộ rõ sự căng thẳng. Rõ ràng, Triệu lão đã phế quân đoạt thế. Chiến thêm một hồi, Vương đành phải phế quân, giản thế cục diện, cuối cùng hai bên đành bắt tay nói hòa. Sau 10 phút nghỉ ngơi, hai bên bước vào thi đấu cờ nhanh, tại ván cờ nhanh này, Triệu lão tiên thủ đã bày trung pháo tiên phong mã, lão đi cờ rất nhanh, lại có song xe song pháo liên công. Dường như, Vương chuẩn bị không đủ, hai xe hai mã ra sức phòng thủ. Tiến vào tàn cục, Triệu lão đã có 3 tốt vượt sông hợp chiến, Vương vẫn ngoan cường chống trả, nhưng thua quân thất thế, cộng thêm thua thời gian, cuối cùng đành cởi giáp quy hàng.

Trong trận tranh 3-4, Vương gặp “dương thành thiếu soái” Lữ Khâm. Lữ soái với lợi thế đi tiên nhanh chóng bày trận ngũ thất pháo. Vương bình tĩnh dùng tả pháo phong xe đối trận, khai cục không lâu, hai vị đặc cấp đại sư nhanh chóng tính đi hai xe, hai bên hình thành thế vô xe, lúc này Vương hơn song tốt, song lại khuyết song tượng, cục thế rất phức tạp, mỗi bên đều có chỗ kỵ riêng. Giai đoạn trung tàn cục, Vương đã giản hóa thế cục, chiếm thế thượng phong, dường như Vương đã nhìn thấy cơ hội thắng lợi, nhưng Lữ soái không hổ thẹn là người kế nghiệp của Dương thành, đã xuất thần đánh ra nước “hải để lao nguyệt” tính pháo, giản hóa cục diện, đánh đến ngoài 60 hiệp hai bên bắt tay nói hòa. Nhìn thấy kết quả ván đấu, mọi người vô cùng kinh ngạc. Lữ soái vượt qua kiếp nạn, đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Còn Vương rất buồn bực, chỉ biết trách bản thân mà thôi. Hai bên đành phải dùng cờ nhanh phân cao thấp, không ngờ rằng hai bên đại chiến tới gần 5 tiếng đồng hồ, cuối cùng vào lúc 12h58 phút mới kết thúc. Lữ soái ở ván thứ 3 (1 ván cờ chậm, 2 ván cờ nhanh) trải qua khổ chiến đã kích bại được Vương. Vương cuối cùng xếp hạng 4.

Vương học cờ từ khi lên 8, những nước cờ đầu tiên ấy là bố Vương chỉ dạy cho anh, đương nhiên khi ấy chỉ là một vài nước đi và những sát cuộc đơn giản. Nói ra cũng vừa khéo, năm ấy, trường tiểu học nơi Vương học tổ chức trại hè, nhưng tư chất cờ tướng của chú nhóc Vương Bân đã thu hút được sự chú ý của lão sư ở trại hè, ông chủ động tìm gặp bố Vương, đề nghị cho Vương được theo học cờ. nhưng do Vương còn thơ ấu, nên chính bố Vương đã chủ động định hướng con đường đi cho Vương, không ai ngờ được rằng, nhờ sự ức đoán của bố, đã đặt con trai mình sau này kiếm sống bằng nghề cờ tướng. Do từ trường học tới nơi học cờ rất xa, dù có đi xe đạp cũng phải mất nửa tiếng, mà mỗi tuần phải học cờ 3 buổi, vậy là bố Vương phải lãnh trách nhiệm, mỗi tuần 3 buổi , đạp xe lai con đi học cờ. Cứ như vậy ròng rã 5 năm trời, dù ngày mưa hay ngày nắng, dù khi tuyết lạnh hay khi hoa nở, cho đến khi Vương tốt nghiệp tiểu học, chẳng trách khi được phỏng vấn, Vương đã không do dự mà nói với phóng viên: “tôi học cờ chính từ trên xe đạp của bố”

Vương học cờ dưới sự chỉ dạy của hai lão sư Tống Thụ Minh và Trác Gia Chương, dù luận về trình độ họ không cao, thực lực chỉ là hạng 2 của Nam kinh, nhưng bọn họ lại có mười mấy năm kinh nghiệm dạy cờ, càng quan trọng hơn, chương trình dạy rất bài bản, cũng rất chính thống, ngày ấy trong Vương không có chữ “chơi đùa”, toàn bộ tâm trí Vương dành cho cờ, Có lẽ vì thế kỳ nghệ của Vương tiến bộ rất nhanh. Ở lớp Vương học cờ, có một cậu bé, tên gọi Trần Dũng, học cờ trước Vương vài năm, trong các giải của tỉnh không quán quân cũng á quân. Nhưng từ khi Vương vào học, chỉ cần có mấy tháng đã vượt qua Trần Dũng. Trong 5 năm, Vương tham gia 6 giải của tỉnh, thì 5 lần vô địch, 1 lần á quân. Không những thế, năm 1992, Vương còn đoạt quán quân giải trẻ toàn quốc, chính thành tích đó của Vương đã thu hút được sự chú ý của Giang tô kỳ viện, lúc đó cũng vừa khéo có Trương Kiến Diệu đại sư rời đội, đội trẻ thiếu mất một vị trí, vầ như thế Giang tô kỳ viện mời Vương gia nhập đội

Khách quan mà nói, kể từ khi Vương học cờ cho đến khi Vương gia nhập Giang tô kỳ viện, Vương chưa gặp phải một trắc trở nào, nhưng những chuyện phát sinh từ sau khi gia nhập kỳ viện làm Vương, đã làm Vương nghi hoặc băn thân, mà quan trọng nhất chính là Vương không có thành tích, chỉ là đoạt quán quân giải thiếu niên toàn quốc năm 1995, quán quân thiếu niên chuâ á năm 1996, còn về trong giải cá nhân toàn quốc, dường như là cả một khoảng không. Nếu biết rằng tiến nhập Giang tô kỳ viện là lên vai người khổng lồ, nếu mấy năm mà vẫn cứ như vậy, thì có lẽ bát cơm tướng bạn bưng không nổi.

Năm 1997, là cơ hội tội nhất thăng giáp tổ của Vương, chỉ cần vòng cuối, Vương chiến hòa với Hoàng Học Thanh là có thể. Nhưng lúc đó, Vương dường như Vương nhìn thấy nữ thần chiến thắng vẫy tay gọi mình, tinh thần theo đó mà dao động, nhìn cục diện ván ấy, vẫn là Vương ưu hơn một chút. Là cố mạo hiểm dành chiến thắng, hay là an toàn rút lui để chiến hòa, Vương không biết phải quyết thế nào, lúc đó trong Vương đầy mâu thuẫn. Quả là, người cũng có lúc như vậy, khi hi vọng cứ chập chờn, bèn dùng toàn lực mà tranh đoạt, lúc ấy, trong Vương trỗi dậy ý muốn thắng sợ thua, giống như là bị ma quỷ khống chế, Vương đi những nước cờ mụ mị, cuối cùng dẫn đến thua ván cờ.

Vương cũng không hiểu tại sao mình đi như vậy, anh cảm thấy trong đầu hoàn toàn trống rỗng, anh chỉ muốn tìm một nơi nào đó mà trốn đi. Năm ấy, Vương mới 18 tuổi, thật ra Vương vẫn chỉ còn là một đứa trẻ, nhưng trong lòng chịu áp lực quá lớn, Vương chỉ biết mượn rượu giải sầu để giải thoát bản thân. Ngày hôm sau khi tỉnh rượu, Vương đã nghĩ rất nhiều, Vương vì thất bại của bản thân mà hối hận vô cùng, lại liên tưởng tới “tứ tiểu long” (Nhiếp Thiết Văn, Hoàng Hải Lâm, Hồng Trí, Tôn Dũng Chinh), Vương thậm chí bắt đầu nghi ngờ vào khả năng của bản thân.

Nếu nói thăng “đặc cấp đại sư” là một “cột mốc đánh dấu” sự phát triển trong sự nghiệp của một kỳ thủ, thì Vương khi ấy tới tư cách tham dự “giáp tổ” cũng không có, làm sao có thể vọng tưởng tới “đặc cấp đại sư”. Nhưng may trời sinh ra Vương đã có ý chí hơn người, Vương đã từng thề với chính lòng mình rằng: “tứ tiểu long có thể làm được, vì sao ta không thể làm được? ta quyết không thể thua bọn họ”. Và như thế, thời gian sau, Vương lại lao vào cờ, cuộc sống của Vương khi ấy dường như chỉ có cờ. “Công phu không phụ người có tâm”, trải qua hai năm nằm gai nếm mật, năm 1999 giải cá nhân toàn quốc tổ chức tại Giang tô, Vương cuối cùng không phụ lòng mong ngóng của mọi người, với thành tích á quân ất tổ, Vương đã được thăng giáp tổ. Và lại trải qua một năm gian khổ nỗ lực, Vương lại làm cho mọi người một phen kinh ngạc. Năm 2000, á quân đồng đội toàn quốc. Năm 2001 Vương giành ngôi á quân cá nhân toàn quốc, Năm 2002, giành được quyền khiêu chiến ở giải BGN lần 2, năm 2003 giành quý quân cá nhân toàn quốc và Ngũ dương bôi, đồng thời cũng trong Năm này Vương được tấn phong danh hiệu đặc cấp đại sư. Năm 2006 Vương lại giành điện quân giải cá nhân toàn quốc tổ chức tại Thẩm quyến.

Con đường phía trước có lẽ còn rất dài, tôi thật sự ngưỡng mộ Vương. Tận đáy lòng tôi cầu chúc Vương sẽ hoàn thành được ước nguyện của mình. Chúc anh- Giang nam tài tử ngày một huy hoàng hơn. Chúc mọi điều tốt lành sẽ đến với anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét