-Lược dịch: k400201@dichnhac.com
-Nguồn: hychess.com
Hồ tiên sinh được người đời xưng tụng là “khoáng thế kỳ vương”, có lẽ cũng không quá đáng. Tiên sinh bắt đầu học cờ khi lên 8, 15 tuổi lần đầu tiên đoạt chức quán quân toàn quốc, thập niên 60, 70 là thời kỳ độc bá kỳ đàn của tiên sinh. Năm 2000, khi đã ở tuổi 55, tiên sinh đã đoạt chức quán quân toàn quốc lần thứ 14. Mượn lời Vạn Xuân Lâm, đệ tử của tiên sinh để nói về tiên sinh: “Hồ sư phụ một đời theo đuổi nét tinh hoa trong cờ tướng, và cuộc đời của sư phụ có lẽ cũng giống như một bàn cờ hoa lệ.”
Năm 1960, tiên sinh lần đầu tiên xuất đạo, tham gia giải toàn quốc. Tại vòng 3, tiên sinh đụng độ “đệ nhất quốc thủ” đương thời Dương Quan Lân, Nước thứ 9, sau hơn 20 phút suy nghĩ, tiên sinh đã dùng “nhất pháo đổi tam tốt”, cuối cùng mà giành được thắng lợi, thành danh từ trận chiến đó, kết thúc giải tiên sinh giành ngôi quán quân, gây chấn động kỳ đàn.
Sau đó là khoảng thời gian độc bá kỳ đàn của tiên sinh, từ năm 1960- 1979, ngoài 3 lần đất nước bị thiên tai và khoảng thời gian cách mạng văn hóa, tiên sinh đã 10 lần liên tiếp giành ngôi quán quân toàn quốc, về sau tiên sinh còn 4 lần giành ngôi quán quân vào các năm 1983, 1985, 1997, 2000. 14 lần vô địch, thành tích như tiên sinh liệu ai có thể đạt được đây?
Hồ tiên sinh còn có ngoại hiệu “Hồ tư lệnh”, nói tới ngoại hiệu này cũng có nguyên do của nó.
Theo tiên sinh cho biết, ngoại hiệu đó khởi nguồn từ sau thời kỳ cách mạng văn hóa, một số kỳ thủ trẻ qua lại với tiên sinh, thường gặp phải một vấn đề, gọi tiên sinh là Hồ lão sư không thích hợp cho lắm, gọi là tiểu Hồ hiển nhiên lại không tôn kính tiên sinh, thế là họ bèn gọi tiên sinh là “Hồ tư lệnh”, một mặt vì kỳ nghệ của tiên sinh rất siêu quần, có thể lãnh đạo quần hùng. Mặt khác là do tiên sinh họ Hồ, vừa khéo có thể lợi dụng tên “Hồ tư lệnh” trong “Sa gia băng”. Như thế vừa có thể biểu hiện sự tôn kính tôn sinh, vừa có thể sảng khoái khi gọi tiên sinh. Ngoại hiệu “Hồ tư lệnh” bắt đầu lưu truyền như thế, và lưu truyền cho mãi tới tận ngày hôm nay.
“Năm đó, “nhất đại kỳ vương” Tạ Hiệp Tốn tự phong tổng tư lệnh, phân phong tư lệnh, tướng quân, hôm nay tôi làm tư lệnh cũng hợp với giai thoại ấy” tiên sinh cười nói.
Cuộc sống như chơi cờ, nắm chắc toàn cục là quan trọng nhất
Năm 2000, khi đoạt chức quán quân ở tuổi 55, tiên sinh đã ngộ ra một đạo lý trong cuộc sống, đó là kỳ thủ cao minh, nên thắng ván cờ mà người đó cho rằng là quan trọng nhất, nhưng một người lý trí, nên là người nắm toàn bộ cục diện, mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất lúc then chốt.
Hôm nay nói đến truyện đó, tiên sinh vẫn đầy cảm xúc mà nói rằng: “Chơi cờ không thể lúc nào cũng thắng, trong giải đấu bạn phải biết lúc nào là quan trọng, là then chốt để mà phát huy thực lực, làm người cũng vậy, bạn không thể có được tất cả mọi thứ, người khác cũng không để bạn có được mọi thứ, làm người phải học được cách chọn lựa”.
Bất luận trong cuộc sống hay trong các giải đấu, tiên sinh đều là người cầu ổn, trước nay tiên sinh không làm những việc không nắm chắc. Tiên sinh thông thuộc “binh pháp tôn tử”, đụng một tý là tiên sinh dẫn ra một đoạn trong đó, nhưng trên thực tế, trong cuộc sống hay trong tiên sinh thường dùng các hành vi đơn giản để chứng minh nội dung của binh pháp.
Năm 1976, trong giải toàn quốc, tiên sinh đụng độ Mạnh giáo chủ của Liêu ninh kỳ phái, ở 24 nước trước, không hề có một quân nào của tiên sinh vượt qua hà, nhưng ẩn chứa trong đó tiên sinh đã chia cắt các quân chủ lực của đối phương, đên hiệp 25, mã của tiên sinh vượt hà và Mạnh giáo chủ buông cờ nhận thua. Ván thắng này của tiên sinh đã nhận được nhiều lời tán dương trên kỳ đàn.
Trước sau tiên sinh vẫn cho rằng, với tư cách là một kỳ thủ, nên có năng lực chế ngự toàn cục, chơi cờ là một quá trình tổng hợp, một kỳ thủ ưu tú nên công thủ lưỡng toàn, nếu không là cầm chắc thất bại trong tay
Cuộc đời không như chơi cờ, rất nhiều chuyện tự mình không thể nắm chắc, vấn đề then chốt là, con người khi gặp lúc trắc trở nên tự mình đối diện, như thế mới có thể làm cho bản thân có được chỗ đứng tốt. Tiên sinh nói, trong nghịch cảnh, con người nên lạc quan đối diện. Năm đó, khi đội cờ giải tán, tiên sinh bị phia đi làm người giữ chìa khoá cho đội bơi, nhưng tiên sinh vẫn lạc quan, khi không có việc làm tiên sinh còn bơi lội, ngoài cờ đây cũng là sở trường duy nhất của tiên sinh trước đây.
Người giống như một quân cờ, cần tự mình phát huy tác dụng
Người ta thường nói thế sự như cuộc cờ, nhưng tiên sinh cho rằng, giữa thế sự và cờ vẫn còn có khoảng cách không giống nhau, chơi cờ chú trọng cả chỉnh thể, nhưng người trong cuộc sống xã hội thường chỉ xuất hiện từ cá thể, cho nên người giống như quân cờ, mỗi người đều phải phát huy tác dụng của bản thân, giống như chơi cờ, xe pháo mã mạnh về tấn công, sỹ tượng mạnh về phòng thủ, nhưng không ai dám nói, quân nào mạnh hơn quân nào.
Cái tiên sinh làm cho người ta khâm phục đó là những cái mới do tiên sinh tạo ra, đối với sự nghiên cứu và quật khởi của hệ thống lý luận bố cục, mấy ai có thể theo kịp tiên sinh, Từ Thiên Lợi khi bình giá tiên sinh đã nói rằng: “Nếu nói kỳ nghệ của Hồ Vinh Hoa từ năm 1964 về trước chỉ là kế thừa và hấp thu những kinh nghiệm của các bậc tiền bối, thì từ năm 1964 về sau, tiên sinh dựa vào kinh nghiệm thực chiến của bản thân mà đưa ra nhiều cải cách đối với chiến thuật và lý luận cờ tướng, có thể kể đến thế trận thuận pháo tiến tốt 3 hay trung pháo đối phản cung mã…
Nhưng bản thân tiên sinh lại rất khiêm nhường, tiên sinh nói: “ tôi rất thích tìm tòi cái mới, bởi chỉ có thành công trong tìm cái mới, bạn mới có thể đứng trên người khác, vì tôi không thích đi theo lối cũ, luôn tìm hướng đột phá mới, mỗi nước cờ tôi luôn nghĩ có thể thay đổi cách đi không. Nếu một người luôn đi nước cờ của người khác, rơi vào tư duy suy nghĩ như vậy, anh ta không thể có cơ hội thắng người khác. Tôi không cho rằng người khác học được nhiều thứ từ tôi, chơi cờ là một quá trình tương hỗ lẫn nhau, tôi có thể “gợi ý” người khác, và người khác cũng có thể “gợi ý” cho tôi.
“Với tư cách là một quân cờ đặc thù, bạn cho rằng bạn nên thực hiện mục tiêu như thế nào?” “tôi là một người theo đuổi ‘cái bình thường”, cho nên tôi không có mục tiêu cụ thể, tôi chỉ hi vọng có thể đẩy mạnh phát triển hoạt động cờ tướng.”
Nhân sinh như kỳ, chìm nổi thất thường mới tràn đầy sắc màu
Một đời tiên sinh, có thành công huy hoàng, có nỗi đau thất bại, chìm nổi lênh đênh, nhưng tựu trung cuộc đời tiên sinh thật huy hoàng.
Tiên sinh đã từng chuyển sang học, hơn nữa có những bước tiến rất nhanh. Năm đó là năm 1961, do giải toàn quốc không tổ chức, các vị lãnh đạo bên thể thao đề nghị tiên sinh chuyển sang học cờ vây, thời kỳ đầu tiên, Trần Tổ Đức có thể nhường tiên sinh 5 quân, nhưng sau 80 ngày, Trần Tổ Đức chỉ có thể nhường tiên sinh 3 quân. Khi ấy, đội cờ tướng Quảng đông tới Thượng hải giao lưu, kết quả Thượng hải do tiên sinh lãnh tướng đã 3 thua 3 hoà, khi ấy 1 vị lãnh đạo của Thượng hải đã rất mình nói rằng: “vì sao Hồ Vinh Hoa mới giành ngôi quán quân toàn quốc lại thụt lùi nhanh vậy”, khi nhận được câu trả lời, vị lãnh đạo thành phố vô cùng tức giận, gọi điện ngay cho bên thể thao, bên thể thao không cách gì định đoạt, đành để tiên sinh tự lựa chọn cờ vây hay cờ tướng, cuối cùng tiên sinh chọn cờ tướng.
“Tôi khi ấy cũng không biết mình thích hợp với loại cờ nào, tôi chỉ cảm giác rằng vấp ngã ở đâu thì nên đứng lên ở đó”. Vì có một lai lịch đặc biệt vậy, sau nay mới có cuộc đại chiến cờ vây giữa tiên sinh với Trần Tổ Đức, Nhiếp Vệ Bình.
Những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với sự nổi dậy của Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần, Lữ Khâm… địa vị của tiên sinh bị thách thức. Năm 1985, tiên sinh đoạt chức vô địch lần thứ 12, và trong khoảng thời gian 12 năm sau, tiên sinh không một lần lên ngôi cao nhất, nhưng tiên sinh vẫn không hề rời xa cờ tướng. Cuối cùng năm 1997 tiên sinh lại một lần nữa đăng quang. Năm 2000, trong giải cá nhân toàn quốc, tiên sinh khởi đầu bất lợi, nhưng về sau, với 6 chiến thắng lien tiếp tiên sinh đã lần thứ 14 đăng quang, trở thành quán quân nhiều tuổi nhất trong lịch sử kỳ đàn.
Nói tới chuyện đoạt quán quân lần đó, tiên sinh vẫn nhớ rõ như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Khi ấy, 3 vòng trước, tiên sinh 2 hoà 1 thua, nhưng vòng 4, tiên sinh tao ngộ “thiếu niên Khương Thái Công” Hứa Ngân Xuyên, ngay khai cục tiên sinh đã gặp bất lợi, và nhanh chóng thua ván ấy, tiên sinh khi ấy tự nói với bản thân: “ta đã già thật rồi”, nhưng tiên sinh không hề tuyệt vọng. Chính ván thua ấy, đã kích thích lòng hiếu thắng trong con người tiên sinh, cho nên tiên sinh đã thắng liên tiếp 6 ván sau. “Vì sao tiên sinh lại bùng nổ như vậy?” Tiên sinh cười nói: sau ván thua tiểu Hứa, tôi vô cùng tức giận, không ngờ chính sự tức giận ấy đã thức tỉnh tôi, vô địch năm đó, phải nói tôi vô cùng cảm ơn tiểu Hứa”.
Nhưng tiên sinh cuối cùng cũng không còn trẻ nữa, trong các giải gần đây thường mắc những sai lầm ngớ ngẩn, có một lần tổ chức xa luân chiến tại Thanh đảo, tiên sinh đã thua một kỳ thủ rất nghiệp dư. Nhưng, dù thế nào tiên sinh vẫn chưa muốn thoái ẩn giang hồ, tiên sinh giờ là viện trưởng của viện cờ Thượng hải, tiên sinh còn mở một trường dạy cờ mang tên Hồ Vinh Hoa, tiên sinh muốn trong những năm còn sống, tiên sinh có thể làm chút gì đó cho sự nghiệp phát triển cờ tướng.
“Tôi không tán thành chuyện quy ẩn giang hồ, khi tôi vô địch lần thứ 14, có người nói tôi nên rút khỏi kỳ đàn, như thế tôi có thể là bức tranh rất hoàn mỹ của kỳ đàn, nhưng tôi không muốn hư danh, đó chẳng phải là tự lừa dối mình hay sao.” Trong con mắt tiên sinh, cuộc đời con người nên tràn đầy các sắc thái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét