Cute Panda

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Hồ Vinh Hoa phượng hoàng bất tử (5)

Tác giả: Ân Ba- Tạp chí kỳ nghệ
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com



Tiếp theo...

Hồ Vinh Hoa dù đã 11 lần ngồi lên tòa bảo điện, nhưng Hồ chưa một ngày tự mãn, lúc nào cũng theo đuổi, tiến công. Dù trong giải cá nhân năm 1984, Hồ lại một lần nữa thất bại, nhưng Hồ đã không còn cảm thấy bị đả kích nặng nề. Hồ đã nhận ra đây là: “xu thế phát triển tất yếu, một người vĩnh viễn không thể độc cô cầu bại”, và vì thế Hồ lại nỗ lực tranh đấu.

NGUYỆN VỌNG CỦA HỒ VINH HOA LẠI MỘT LẦN THÀNH HIỆN THỰC

Mùa thu tiết trời mát mẻ, thành Nam kinh ngập tràn trong cảnh sắc thu. Ngày 28 tháng 9 năm 1985, giải cá nhân toàn quốc khai mạc ở nhà văn hóa Ngũ đài sơn. Nơi nhà thi đấu, rất nhiều khuôn mặt quen thuộc đã bị thay thế bởi những khuôn mặt xa lạ, không ít lão tướng quân đã không còn thấy nữa, một loạt các kỳ thủ trẻ xuất hiện. Nhớ lần đầu tiên tham dự giải cá nhân, Hồ cũng trẻ thơ như bọn họ vậy, giờ đây Hồ đã ở độ trung niên. Trước giải, có người hỏi Hồ rằng: “Lần này ai sẽ vô địch, tiên sinh tự tin vào bản thân mình ở giải này chứ?”

Hồ Vinh Hoa cười lớn, sảng khoái trả lời: “kẻ mạnh tự nhiên sẽ vô địch, Hà bắc Lý Lai Quần, Hồ bắc Liễu Đại Hoa, Quảng đông Lữ Khâm, Hắc long giang Triệu Quốc Vinh… bất kỳ ai trong bọn họ, nếu phát huy tốt thực lực đều có thể vô địch”

“Còn tiên sinh thì sao?”

“Về phần tôi, nếu có thể đoạt sẽ đoạt, nếu không đoạt được cũng chẳng hề gìf”

Giải lần này, liệu Hồ có thể vô địch không?, nhưng bản thân Hồ đã coi nhẹ chuyện thắng thua. Luận về thực lực, dù Hồ rất mạnh, nhưng gặp phải sự ngăn cản của một loạt kỳ thủ trẻ có thực lực, ưu thế tuyệt đối của Hồ cũng đã dần dần giảm đi.

Vào giải, Hồ thận trọng trong từng cuộc chiến một, dốc sức trong từng ván một, trải qua hơn nửa tháng giao chiến, cuối cùng Hồ lại một lần nữa lên ngôi vô địch.

Trong 30 năm, từ năm 1955 đến năm 1985 đã tổ chức 20 lần giải vô địch cá nhân toàn quốc, một mình Hồ đã đoạt tới 12 lần vô địch. Trước đây chưa từng có ai làm được, sau này liệu không biết có ai có thể làm được như Hồ không.

CUỘC CHIẾN VƯƠNG GIẢ

Hồ Vinh Hoa không chỉ tạo ra vô số kỳ tích trước nay chưa từng có trong các giải cá nhân toàn quốc, mà còn tạo ra vô số chiến tích huy hoàng trong các giải mới xuất hiện. Trong đây ghi chép lại quang cảnh giải Kỳ vương lần đầu tiên được tổ chức.

Màn đêm đang buông xuống nơi thành phố Cáp nhĩ tân, ánh đèn được thắp lên. Kỳ viện Hắc long giang tọa lạc trên đường Hòa bình, cả kỳ viện đèn đuốc sáng choang, vài người đang thì thầm to nhỏ, vài người đang đi đi lại lại trong phòng thi đấu trên lầu 2.

Trải qua vài ngày bận rộn, bây giờ ở nơi đây đã được bố trí rất trang hoàng. Chính giữa bức tường treo một hàng chữ lớn: “Giải cờ tướng Kỳ vương lần đầu tiên”. Giải lần này do bảo thể thao toàn quốc, kỳ viện Hắc long giang, nhật báo Hắc long giang, đài truyền hình Hắc long giang lien kết tổ chức. Nhận lời mời tham dự giải có các kỳ thủ Thượng hải Hồ Vinh Hoa, Hà bắc Lý Lai Quần, Hồ bắc Liễu Đại Hoa, Hắc long giang Triệu Quốc Vinh, Hắc long giang Vương Gia Lương, Liêu ninh Bốc Phụng Ba, kỳ vương Hương cảng Tăng Ích Khiêm, kỳ vương philippin Trần La Bình.

Một trận chiến khốc liệt sắp bắt đầu, vị kỳ vương đầu tiên của cờ tướng sắp được ra đời nơi đây, làm chúng ta mãi mãi ghi nhớ ngày này- ngày 9 tháng 10 năm 1988.

Buổi trưa ngày mùng 9, một chiếc xe con chầm chầm dừng trước của lớn của khách sạn Ngân hà, từ trên xe bước xuống một vị trung niên, tuổi chừng ngoài 40, người đó chính là Hồ Vinh Hoa. Dù mới trải qua một chặng đường dài, nhưng không hề có chút mệt mỏi nào nơi Hồ, đối diện với bao nhiêu người, Hồ mỉm cười, bắt tay thân thiết với bao người.

Sau bữa cơm chiều, Hồ về phòng khách sạn đóng cửa nằm nghỉ. Hồ đã không chuẩn bị cờ, cũng chẳng suy nghĩ cách đối phó với đối thủ, Hồ vùi đầu vào đọc một cuốn tiểu thuyết võ hiệp. Không biết là do những chưởng lực trong truyện hấp dẫn, hay do những tình tiết cảm động lòng người cuốn hút mà suốt buổi chiều hôm ấy Hồ không thể rời quyển truyện.

Sau buổi cơm tối, công việc bốc thăm được bắt đầu. Đối thủ vòng đầu tiên của Hồ chính là Hồ bắc Liễu Đại Hoa. Chính Liễu là người chấm dứt 20 năm độc bá kỳ đàn của Hồ, năm ấy chính Liễu là người cướp đi vương miện trên tay Hồ, từ đó cuộc chiến Hồ Liễu được nhân sỹ giới cờ gọi là “cuộc chiến oan gia”. Có một người đã thống kê rằng, từ năm 1974 trở đi, hai người đã giao tranh hơn 50 ván, cho đến giải đồng đội toàn quốc năm 1988, hai bên dường như cân bằng thắng thua. Trước giải này trong một cuộc biểu diễn, Liễu thua liền hai ván. Như vậy, đến trước giải kỳ vương Hồ đang dẫn trước Liễu hai ván.

Hồ với lợi thế đi tiên, đã bày bố cục tiên nhân chỉ lộ, Liễu không ngần ngại đối phó lại bằng pháo để tốt. Bố cục này, mấy chục năm trước đã thịnh hành một thời. Đánh đến hiệp 11, Hồ đã thay nước nhảy biên mã bằng nước mới bình pháo, điều này làm cho Liễu không có tư tưởng chuẩn bị rơi vào cạm bẫy.

Về sau, hai bên thay nhau khống chế và phản kháng. Liễu ban đầu có binh 3 quá hà, về sau Hồ không chịu kém cạnh. Trung binh vừa tính xe vừa qua hà. Tiếp theo, Liễu lợi dụng vị tượng xấu của Hồ, đi một loạt nước mạnh và đã ăn được binh qua hà của Hồ. Hồ nhìn thấy hình thế lúc này, biết rằng nếu cứ tiếp tục vây chiến cũng chẳng dễ dàng gì, thế là bắt tay nói hòa cùng Liễu.

Đấu xong, Hồ lại về phòng đọc cửa, tiếp tục đọc chưởng. Lúc này, là Hồ đang nghĩ gì? Vì sao Hồ không chuẩn bị chiến thuật cho các cuộc chiến tiếp theo, quyển truyện chưởng kia đem lại điều gì cho Hồ, chẳng ai có thể biết được.

Vòng 2, Hồ nhẹ nhàng giành thắng lợi trước Trần La Bình của philipin. Ngày 11 tháng 10, diễn ra vòng 3, buổi chiều sau hơn 2 giờ giao đấu, đã có 2 bàn có kết quả, đó là Bốc Phung Ba thắng Trần La Bình, Hồ hòa Lý Lai Quần. Còn hai bàn vẫn chưa có kết quả, đó là Vương Gia Lương gặp Liễu Đại Hoa, Triệu Quốc Vinh gặp Tăng Ích Khiêm.

-Còn tiếp…-



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét