Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011
Lưu Điện Trung một dấu chân phong trần (2)
Tác giả: Ân Ba
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com
Tiếp theo...
3. “Đái đạo” lão sư
Hoàn cảnh gia đình Lưu Điện Trung lại tiếp tục phát sinh thay đổi
Năm Lưu Điện Trung 10 tuổi, bố Lưu cưới mẹ kế. Gia đình vốn dĩ đã nghèo, mẹ kế không chỉ mang tới thêm một em trai, hơn nữa không lâu sau lại sinh tiếp một em trai và một em gái, vậy là nhà Lưu có tổng cộng 4 đứa trẻ, một gia đình 6 miệng ăn hoàn toàn chỉ dựa vào đồng lương công nhân mỏ ít ỏi của bố Lưu để duy trì cuộc sống. Năm 1959, bố Lưu mắc bệnh nặng, cuộc sống gia đình trở nên vô cùng khó khăn.
Năm 1962, Lưu khi ấy 13 tuổi, bước vào những năm đầu cấp 2, theo lý mà nói, đây là quãng thời gian hồn nhiên, ngây thơ nhất của đời người, cũng chính là lúc thân thể cần được chăm sóc, dưỡng dục. Vậy mà Lưu khi ấy, mỗi tháng lương thực chỉ được 23 cân, mỗi ngày bình quân chỉ có 7 lạng, có thể nói khi ấy Lưu chẳng hôm nào được no bụng, nhiều đêm Lưu chỉ biết ôm bụng đói qua đêm. Trường học cách nhà hơn 10 km, nhiều hôm Lưu không nhấc nổi chân bước đi.
“Không thể tiếp tục học, không thể dương mắt chết đói”. Lưu mới bước vào năm đầu cấp 2 đã phải nghỉ học. Lưu phải giải quyết vấn đề “no bụng” trước mắt.
“Chỉ cần có thể kiếm tiền là có thể mua được đồ ăn”, nhưng Lưu khi ấy mới chỉ 13 tuổi đây, Lưu biết phải làm gì đây. Những ngày tiếp theo là những ngày lay lắt nhất đời Lưu, kéo xe, lượm rác… có nghề gì là Lưu chưa từng trải qua. Làm quần quật cả ngày đêm, vậy mà mỗi khi có thời gian rảnh dỗi là Lưu liền bày cờ ra nghiên cứu.
“3 năm vất vả, gian khó” qua đi, Lưu đã giải quyết được chuyện “cái ăn”, vậy là giờ đây Lưu có nhiều thời gian hơn cho cờ tướng. Ở Đường sơn, Lưu đã tìm khắp các cao thủ để tỷ đấu.
Người muốn thành đại nghiệp, hoặc nói là phải làm thành sự nghiệp, khi mới tập tễnh bước chân vào nghề, có thể có một người dẫn đường là điều vô cùng tất yếu. Một điều may mắn là, Lưu đã gặp được một người dẫn đường như vậy.
Đường sơn có một danh thủ tên gọi Lưu Hạc Đình, dù nói trình độ kỳ nghệ cũng không lấy gì làm cao lắm, nhưng Lưu tiên sinh lại rất có tiếng nói trong giới cờ, người ta gọi Lưu tiên sinh là Bá Nhạc kỳ đàn của Đường sơn.
Lưu tiên sinh là một trong những sinh viên tốt nghiệp khóa đầu của đại học giao thông Đường sơn, trong một thời gian dài tiên sinh làm ở viện công nghiệp khai khoáng Trung quốc, sau này do mắc phải bệnh cao huyết áp mà tiên sinh xin nghỉ việc. Gia cảnh tiên sinh vốn sung túc, trong nhà tiên sinh đầy những kỳ thư, tàng bản, có thể nói là muốn gì có nấy. Tiên sinh là một con người hào sảng, những kỳ phổ mà tiên sinh có được, tiên sinh không hề giấu giếm mà luôn hoanh nghênh mọi người tới tham khảo, có lúc tiên sinh còn khẳng khái tặng bạn hữu. Tiên sinh đã tặng “trúc hương trai”, “tượng kỳ phổ đại toàn” cho Vương Gia Lương, Trần Tùng Thuần. Ngoài ra còn phải nhắc đến chuyện, tiên sinh từng đoạt giải quán quân của Đường sơn.
Đó là vào một buổi chiều đẹp trời, tiên sinh tới công viên ga Đường sơn, nhìn thấy từng tốp người đang túm tụm chơi cờ, sau khi đứng xem hồi lâu, vô tình tiên sinh bước lại chỗ một cậu bé vừa gầy, vừa nhỏ đang chơi cờ. Cậu bé thật lợi hại, đánh rất bão tố, luôn luôn đối công kịch liệt. Cậu bé đó chính là “tượng kỳ đặc cấp đại sư” Lưu Điện Trung sau này.
Nhờ giới thiệu, hai người mới gặp mà đã như quen biết từ lâu. Điện Trung gọi Lưu tiên sinh là bá phụ, Lưu tiên sinh gọi Điện Trung là tiểu điệt. Ngay từ lầu đầu giao chiến, Lưu chẳng nể nang gì bá phụ, đánh cho bá phụ tơi tả, nhưng Lưu tiên sinh không giận dỗi mà lấy thế làm vui, từ đó hai người trở thành bạn hữu thân thiết.
Dần dần Lưu trở thành khách quen của Lưu tiên sinh, và phần lớn thời gian trong đó là dùng để xem kỳ thư, kỳ phổ. Trước đây, Lưu phần lớn chơi ở các sới cờ đầu đường xó chợ, không người chỉ điểm, chưa từng tiếp xúc với các kỳ thư. Từ sau khi tiếp xúc với bao kỳ thư, kỳ phổ ở nhà Lưu tiên sinh, Lưu như bắt được vàng, có thể theo đó mà nghiên cứu, làm cho con đường kỳ lộ của Lưu ngày càng trải rộng, trình độ kỳ nghệ cũng không ngừng tăng lên. Sau này, mỗi khi nhắc về tiên sinh, Lưu luôn nói rằng: “Lưu tiên sinh chính là người giúp đỡ tôi nhiều nhất, không có Lưu tiên sinh có lẽ không có Lưu tôi ngày hôm nay”.
Lưu tiên sinh không thẹn là Bá Nhạc của kỳ đàn, đã nhìn thấy Lưu là một kỳ tài cờ tướng, tiên sinh bèn tận lực giúp đỡ Lưu, ra sức mài giũa viên ngọc thô ấy. Tiên sinh luôn cho rằng mình phải có trách nhiệm đào tạo Lưu thành nhất lưu cao thủ, không chỉ đưa cho Lưu bao nhiêu kỳ thư mà còn giúp Lưu gặp gỡ rất nhiều cao thủ. Bởi vậy, mỗi khi nhắc tới quãng thời gian ấy, Lưu luôn kích động nói rằng: “khi ấy, Lưu tiên sinh dựa vào quan hệ xã rộng rãi, thường đưa tôi đi khắp các trà hội của kỳ sơn giao lưu cờ, trong bao nhiêu cao thủ ấy, người để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi chính là Dương Mậu Tống”.
Kỳ đàn phương bắc những năm 40 của thế kỷ trước vô cùng phát triển, cao thủ như rừng, có “bát mãnh”, “tam kiệt”, “nhất danh gia”… “bát mãnh” là chỉ Từ Từ Hải, Kim Hải Long, Trương Đước Quỷ, Na Kiện Đình, Dương Mậu Tống, Hầu Ngọc Sơn, Triệu Tùng Khoan, Long Ái Đình; “tam kiệt” để chỉ Hồ Chấn Châu, Điền Ngọc Thư, Triệu Văn Tuyên; “nhất danh gia” là chỉ Tạ Tiểu Nhiên. Dương Mậu Tống là một trong “bát mãnh”, công sát mãnh liệt, phong cách cờ của Lưu bị ảnh hưởng không. Nhưng Dương Mậu Tống chưa từng nhận dạy người, khi ấy Dương hay ngồi ở các kỳ hội, người khác muốn chơi cờ cùng Dương, chỉ cần bỏ 1 phân tiền trà phí. Lưu không có tiền, tự nhiên tiền trà phí là do Lưu tiên sinh giúp đỡ, nhưng Lưu tiên sinh chưa từng phải trả tiền trà phí, vì Lưu chưa từng thua qua Dương.
Khi ấy, Dương đã có danh phận trên giang hồ, cho nên lần đầu giao thủ với Lưu, Dương kiên quyết nhượng song mã, kết quả bị Lưu kích bại, trà phí đành do Dương trả. Về sau, Dương nhường Lưu một mã, cũng chỉ thua và hòa, cho đến năm 1964, khi Lưu đoạt á quân tỉnh Hà bắc, Dương vẫn kiên quyết nhường Lưu 2 tiên.
Rõ ràng Dương đã không thắng được Lưu, vậy còn nhường cái gì, không sợ thua cờ, đó là sợ ảnh hưởng tới “danh phận”. Trong một quãng thời gian dài, Lưu thường đánh với Dương, vì thế Dương có ảnh hưởng nhất định tới Lưu, nhưng trong thời gian “cách mạng văn hóa”, không biết vì lý do gì Dương Mậu Tống đã tự sát.
4. “tiểu la bốc đầu” của Hắc long giang
”3 năm thiên tai lụt lội’ cuối cùng rồi cũng qua đi, điều kiện sinh sống cũng bắt đầu đầu dần dần tốt lên. Cùng với trình độ kỳ nghệ không ngừng được nâng cao, ở Đường sơn, Lưu đã ít đối thủ đi, quãng thời gian đó, Lưu chỉ đi cung văn hóa và đi vào trong thành phố giao lưu với một số cao thủ.
Đầu năm 1963, Lưu khi ấy mới 15 tuổi, lần đầu tiên tham gia thi đấu giải toàn Đường sơn, đã liên tiếp kích bại các lộ quần hùng, cuối cùng giành được ngôi quán quân, đây như tiếng sấm nổ giữa trời Đường sơn. Về sau, Lưu lại tham gia giải toàn tỉnh Hà bắc. Giải diễn ra tại cung thể thao Thiên tân, mỗi thành phố được cử hai người, chỉ có thành phố Thiên tân được cử 3 người. Lưu trước sau đã chiến thắng lão kỳ thủ Quách Dục Như của Thạch gia trang, đệ nhất cao thủ Thiên tân Vương Gia Nguyên, cuối cùng mà giành được ngôi á quân. Lưu dù chưa giành được ngôi quán quân, nhưng lại được cử đi tham gia giải toàn quốc
Giải cá nhân toàn quốc năm 1964 được tổ chức ở Hàng châu, tham gia giải là quán quân các khu tự trị, các thành phố, các tỉnh. Trước giải, bên thể thao của Hà bắc có làm một công văn, hi vọng xin thêm được một suất tham gia, và Lưu đã may mắn giành được suất tham gia đó.
Vòng đầu tiên, Lưu giành chiến thắng trước cao thủ của Giang tô Châu Thuận Phát, về sau lại thắng Quảng đông Trần Bá Tường, Triết giang Lưu Ức Từ… cuối cùng với 7 thắng, 7 thua, 4 hòa, xếp thứ 16 toàn giải. Thành tích này dù chẳng to tát gì, nhưng nếu chiếu theo quy định thăng cấp bây giờ mà nói, cũng đã đạt được tư cách phong đại sư.
Cũng chính trong giải này, Lưu đã kết giao với “đông bắc hổ” Vương Gia Lương. Ván hai người gặp nhau là hòa, sau ván Vương đã tìm riêng Lưu và hỏi rằng: “cậu có muốn chơi cho đội Hắc long giang không?” Lưu sung sướng gật đầu đồng ý.
Ngày 1 tháng 3 năm 1965, dù đã nói là vào xuân, nhưng ở Cáp nhĩ tân vẫn còn rất lạnh, gió lạnh như cắt da cắt thịt người ta, trên đường Hòa bình, một cậu bé đang lê bước mệt nhọc đi về phía trước. Cậu chỉ mặc một manh áo rét đã cũ sớn, đầu trùm kín, trên vai khoác một chiếc bị hành lý nhỏ. Cậu bé đó chính là Lưu Điện Trung.
Lưu vì sao mà rời bỏ quê tới vùng Cáp nhĩ tân này? Hóa ra khi ấy Hà bắc chưa có dự định thành lập đội cờ, Lưu cho rằng danh tiếng của Vương Gia Lương rất lớn, đến Hắc long giang có thể học cờ, lại trở thành thành viên chính thức của đội, Lưu có thể không còn phải lo cơm, áo, gạo, tiền. Bởi vậy, Lưu đến đây và trở thành một thành viên của Hắc long giang.
-Còn tiếp…-
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét