Cute Panda

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Trí đa tinh Lý Lai Quần (3)

Tác giả: Ân Ba
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com


Tiếp theo...
Trong những lần tiếp xúc, Tần Liên Nguyên dựa vào kinh nghiệm mấy mươi năm chơi cờ, đã nhận ra những tố chất chơi cờ ở Lý Lai Quần. Tần thật sự dồn hết tâm huyết bồi dưỡng Lý. Tần đem cuốn “Trung quốc tượng kỳ phổ” mà mình yêu thích nhất và những tạp chí, nguyệt san về cờ giao hết cho Lý. Và Tần cũng thường xuyên đưa Lý đi giao đấu cùng các cao thủ. Mỗi khi gặp được cao thủ, Tần đều ra sức khẩn cầu: “Uây, hãy giao đấu với tiểu Lý một ván”.

Thành Hàm đan tổ chức giải cờ tướng, Lý Lai Quần vì tuổi còn nhỏ không có tư cách tham gia. Tần Liên Nguyên bèn tìm ban tổ chức, thuyết phục đặc cách cho Lý tham gia. Trong thành tổ chức đội đi biểu diễn khắp nơi, Tần cũng gặp lãnh đội nói rõ sự tình, Lý cuối cùng cũng là thành viên của đội. Quãng thời gian ấy, mọi người nhận ra, tại bất cứ nơi nào diễn ra các hoạt động cờ tướng, nếu thấy hình bóng của Tần ắt sẽ thấy hình bóng Lý. Không biết trải qua thời gian bao lâu, dường như Lý đã quen mặt hết các cao thủ ở Hàm đan, cơ hội rèn luyện cũng đã tăng lên rất nhiều. Những kỳ thư, kỳ phổ Tần lão sư đưa cho, đối với Lý mà nói, quả là quý như vàng. Những tân biến, diệu pháp trong các kỳ thư ấy, thoắt chốc Lý đã nằm lòng. Kỳ nghệ của Lý giờ đã tiến lên một tầng mới.

Kỳ nghệ của Tần Liên Nguyên kể ra vẫn còn kém các bậc đại cao thủ. Nhưng con người nhiệt tình này, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Lý Lai Quần tiếp xúc với cờ tướng. Có một vị bằng hữu của Tần lão sư đã từng đùa vui rằng: “được tạo điều kiện như thế, kỳ nghệ của tiểu Lý làm sao có thể không tăng tiến nhanh được?”. Dần dần, trên kỳ đàn Hàm đan, Lý đã trở thành hạng nhất lưu cao thủ.

Lý không chỉ nâng cao kỳ nghệ, kỳ lực mà tình yêu cờ trong Lý ngày một gia tăng. Lúc này, tình yêu cờ trong Lý không chỉ còn là ánh sáng le lói ban đầu, mà đã bùng phát thành ngọn lửa mãnh liệt. Trong đầu Lý, trong tim Lý dường như lúc nào cũng gào thét hai chữ “cờ tướng”.

Vì danh tiếng của Lý ngày một vang xa, người tìm tới giao đấu cũng ngày càng nhiều, mọi người đã dùng đủ mọi cách mà khiêu chiến với Lý.
Mùa xuân năm 1972, một lần có một người tìm đến Lý Lai Quần, muốn đánh một canh bạc với Lý. Người ấy đưa ra đề nghị Lý sẽ đấu xa luân chiến với hơn hai mươi người. Nếu Lý thua, Lý phải mời bọn họ một bữa, nhược bằng Lý thắng bọn họ sẽ mời Lý. Điều kiện như vậy thật không công bằng, huống hồ nếu Lý thua, Lý lấy đâu ra tiền mời bọn họ. Nhưng Lý nghĩ đến mình không thể thua, hơn nữa điều hấp dẫn Lý nhất chính là, trong hơn hai mươi người ấy, có người đã từng đoạt quán quân Hàm đan, nên Lý bằng lòng ngay. Rồi vội vàng đem những sát phát, diệu chước trong kỳ phổ cẩn thận xem qua một lượt.

Cuộc xa luân chiến bắt đầu, Lý Lai Quần khi ấy mới mười ba tuổi luân phiên ứng chiến hơn hai mươi đại hán, liên tiếp ba ngày, Lý lần lượt kích bại bọn họ. Chơi hơn 100 ván, Lý giữ được thành tích bất bại thu được thắng lợi. Sau chuyện này, Lý vui vẻ nói với mọi người: “lần này tôi có thể giành được thắng lợi, đều nhờ những ảo diệu trong kỳ thư, lúc thực chiến đều được dùng đến”.

Vì thế, Lý Lai Quần rút ra một kinh nghiệm: “muốn kỳ nghệ không ngừng được nâng cao, việc chơi cờ tất yếu phải có lý luận cờ tướng chỉ đạo, phải chăm chỉ xem kỳ thư, nghiên cứu vận dụng những kinh nghiệm thành công của tiền nhân”.

Mùa hè năm 1975, thành Hàm đan lại tổ chức giải cờ tướng lớn, cao thủ tham gia vô số, nhưng chức vô địch lại rơi vào tay Lý Lai Quần khi ấy mới mười lăm tuổi. Lúc này, có người muốn tự mình thử sức Lý Lai Quần đã nói: “lẽ nào chúng tôi đã chơi mấy chục năm lại không đánh lại một thằng bé, bèn tìm Lý Lai Quần, xem xem thằng bé vô địch Hàm đan rốt cục như thế nào?”

Đúng lúc Lý Lai Quần đang nghỉ hè, sau khi Lý tiếp nhận được chiến thư, đã vui vẻ nhận lời. Đây cũng lại là một lần xa luân đại chiến. Hơn ba mươi người hợp thành một đội, thay nhau tác chiến. Bọn họ đánh từ sáng tới tối, lại đánh từ tối cho tới sáng. Khi ăn sáng, Lý phải đi ăn, các thúc thúc liền nói: “chúng tôi không những quản cậu ăn, mà còn bê tới trước mặt cho cậu”.

Tới đêm khuya, Lý muốn đi ngủ, nhưng mọi người đang hăng không muốn cho cậu nghỉ chiến, cố ý nói rằng: “Lai Quần, phải chăng cậu sợ chiến dưới đèn? Cậu có dám chiến tiếp không thế?”

Lý dù hai mắt díp lại, nhưng cũng đành cười khổ, vươn tay cầm quân cờ đi tiếp. Khi cậu đi xong, nhân lúc đối phương ngồi suy nghĩ, dường như cậu tranh thủ chợp mắt.

Mấy thúc thúc cũng thật biết chớp cơ hội, nhân lúc Lý chợp mắt, bọn họ tranh thủ bàn bạc, đưa ra các phương án đối phó, bàn bạc xong xuôi bọn họ bèn kêu Lý tỉnh dậy. Lý sau khi tỉnh dậy, nhìn trận thế một hồi rồi nhanh chóng đưa ra nước đáp trả, thế là các thúc thúc lại phải đau đầu suy nghĩ nước đối phó tiếp theo.

Lý cuối cùng vẫn chỉ là một đứa trẻ, dù đã cố gắng để mình không ngủ, nhưng chỉ được một lúc là cậu đã nhắm mắt lại ngay. Mọi người lại thương lượng, bàn bạc rồi lại lay Lý tỉnh dậy đánh tiếp. Một đêm không biết bao nhiêu lần như thế, nhưng tổng kết lại là Lý giành được đại thắng lợi.
Hôm nay, Lý Lai Quần có thể đại chiến giữa một rừng cao thủ như vậy, có lẽ cũng do một phần được tôi rèn từ nhỏ.

VƯƠN CÁNH HÙNG ƯNG

Đôi cánh kỳ nghệ của Lý Lai Quân dần dần đầy đặn, Hàm đan giờ đây quá nhỏ bé, không còn là đất để Lý vẫy vùng, Lý giống như một con chim ưng, muốn vươn cao đôi cánh, bay lượn trên kỳ đàn quốc gia. Trong lòng Tần Liên Nguyên giờ đây đang suy nghĩ: “chỉ cần có thể tìm cho Lý một danh sư chỉ điểm, nhất định Lý có thể xếp vô hàng dịch lâm cao thủ toàn quốc, làm sao để Lý có thể bái được danh sư, tới nơi đâu mới có thể tìm được danh sư đây?”.

Năm 1976, giải cờ Hà bắc được tổ chức tại Thạch gia trang. Tần Liên Nguyên đưa Lý đi tham gia. Trong giải đấu, bọn họ đã thu hút được sự chú ý của Lưu Điện Trung.

Lúc này, Lưu Điện Trung đang làm trong ngành khai khoáng. Lưu từ nhỏ đã mê cờ, sớm nổi danh khắp đất Đường sơn. Sau lại tới Cáp nhĩ tân cùng “Đông bắc hổ” Vương Gia Lương học cờ, kỳ nghệ thăng tiến rất nhanh. Năm Lưu 18 tuổi, trong giải cá nhân toàn quốc đã đạt hạng 7. Kỳ nghệ của Lưu rất toàn diện. Trong khai cục luôn có những phát hiện mới, trung cục công sát mạnh, tàn cục thâm hậu, một dải Hoàng hà từ phía bắc trở lên, người có thể tranh đấu cùng Lưu không nhiều, từ lâu Lưu đã là cao thủ số 1 của Hà bắc. Lúc ấy, Tần Liên Nguyên nghĩ: “Lai Quần có thể được một người như vậy chỉ dạy, kỳ nghệ nhất định sẽ tiến bộ rất nhanh”.

Nhờ người tác hợp, Lý đã bái Lưu làm thầy. Lễ gặp mặt là một ván cờ giữa Lưu và Lý, Lưu nhượng một mã, kết quả cuối cùng ván ấy hòa. Lưu thấy đường cờ của Lý sắc bén thì rất lấy làm yêu thích.

Dù Lai Quần “cải đổi sư môn”, nhưng Tần Liên Nguyên vui mừng ra mặt. Tần vội nói với Lý: “dù ván vừa rồi cậu hòa với Lưu tiên sinh, nhưng giữa cậu và Lưu tiên sinh vẫn còn một khoảng cách khá xa, về sau cậu phải học Lưu tiên sinh nhiều”. Tần Liên Nguyên lại quay sang nói với Lưu Điện Trung: “mong Lưu tiên sinh chỉ dạy nhiều cho thằng bé, hi vọng nó có thể nâng cao cả về lý luận và bố cục, sau này có thể thành tài. Tôi tin rằng, sẽ có một ngày chức vô địch sẽ vượt sông Hoàng hà”.

Dưới sự chỉ dạy của Lưu, kỳ nghệ của Lai Quần đã tiến vào một cảnh giới mới, trở thành kỳ đàn danh tướng của Hà bắc.

“Hàm đan nổi lên Lý Lai Quần” tin này truyền đến tai lãnh đạo thể dục Hàm đan. Bọn họ hi vọng Lý có thể mang vinh dự về cho Hàm đan, vì thế tạo mọi điều kiện cho Lý để Lý có thể nỗ lực, phấn đấu.
Từ khi Lý Lai Quần học cờ, vẫn chưa có cơ hội được giao lưu với cao thủ tỉnh ngoài, để Lý có cơ hội được cọ xát, vì thể sở thể thao Hàm đan mới đưa ra một quyết định: “tổ chức giải giao hữu toàn quốc”, bọn họ bỏ tiền ra mời cao thủ tham gia, nhằm tạo điều kiện cọ xát tốt nhất cho Lý Lai Quần.

Giải giao hữu toàn quốc “Hàm đan bôi” được tổ chức vào tháng 3 năm 1977, ngoại trừ Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa không tham gia, tất cả các cao thủ của các địa phương trên toàn quốc đều tụ tập về Hàm đan tranh hùng. Trong đó có các cái tên đáng chú ý như Sái Phúc Như của Quảng đông- từng giành hạng tư toàn quốc hay Quảng đông Lưu Tinh từng giành hạng bảy toàn quốc… Giải này, Lý Lai Quần đã thể hiện rất tốt, trong 12 vòng tranh đấu, Lý giành tới 11 thắng lợi và chỉ chịu bại trận một trận duy nhất, giành chức vô địch một cách rất thuyết phục.

Những thể hiện nổi bật của Lý Lai Quần đã gây tiếng vang lớn trên kỳ đàn toàn quốc, lãnh đội các đội An huy, Cam túc, Hắc long giang… lại nhăm nhe ý đồ cướp người. Lần lượt các công văn được gửi tới sở thể thao Hà bắc với nội dung: “tỉnh của các bạn chưa có đội cờ, vì thế hãy để Lý Lai Quần tới đầu quân cho chúng tôi”

Lãnh đạo sở khi tiếp nhận được các công văn rất lấy làm băn khoăn, không biết phải giải quyết thế nào. Cuối cùng thông qua thương nghị, bọn họ đã đưa ra một quyết định: “không có đội cờ thì chúng ta thành lập đội, để Lý Lai Quần là người giương cao ngọn đại hồng kỳ”.

Đội cờ Hà bắc được thành lập như vậy. Lưu Điện Trung được điều đến làm lãnh đội. Và từ đây, cặp thầy trò Lưu Lý ra sức xây dựng đội Hà bắc, chỉ mấy năm sau bọn họ đã giành được chức quán quân đồng đội toàn quốc.

Lý Lai Quần từ khi gia nhập đội Hà bắc thì thỏa sức vẫy vùng. Thành tích Lý đoạt được cũng rất tốt, hạng 7 toàn quốc, rồi hạng 4, rồi hạng 3, hạng 2, vô địch giải các danh thủ châu á- tiền thân của giải vô địch châu á.

Kỳ lộ của Lý Lai Quần đa biến, các nước đi vững chắc, cẩn trọng; trung cục công sát mạnh, công phu tàn cục thâm hậu, đã hai lần Lý chạm tay vào chức vô địch cá nhân toàn quốc nhưng cả hai lần đều để tuột mất.

Năm 1979 là năm khó quên đối với Lý Lai Quần. Trong giải toàn vận hội được tổ chức tại Giang tô, Lý đã đánh không tốt, không giành được quyền vào vòng knock out. Đặc biệt, vào lúc quan trọng nhất lại để thua Hồ Vinh Hoa, điều này đã đả kích Lý rất mạnh.


-còn tiếp-

1 nhận xét:

  1. Sao ad không dịch tiếp truyện về Lý Lai Quần, hay quá đi. Đợi mãi ko thấy tiếp

    Trả lờiXóa