Tác giả: Ân Ba
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com
1. MỞ ĐẦU
Có một vị triết học nào đó đã từng nói rằng, một người không có lai lịch thật vô vị. Kỳ đàn danh tướng Lưu Điện Trung không chỉ là một người có lai lịch, hơn nữa lai lịch của Lưu rất phong phú.
Đội cờ Hà bắc là một đội có trình độ, thực lực hùng hậu, ở trong các giải đấu thường thể hiện rất tốt, chiến tích huy hoàng, là đội mạnh trên kỳ đàn kế tiếp Quảng đông và Thượng hải. Lưu với tư cách là người đặt nền móng, huấn luyện viên của đội, vừa là người xông pha lập công, lại vừa là người dốc bỏ tâm huyết vì đội.
Nói đến danh sư xuất cao đồ, sau khi Lưu tiếp nhận dạy đội cờ Hà bắc, trước sau đã đào tạo ra 2 đặc cấp đại sư Lý Lai Quần, Hồ Minh và các đại sư như Diêm Văn Thanh, Trương Giang, Hoàng Dũng… Trong đó Lý Lai Quần là người đầu tiên bên này sông Hoàng hà vô địch giải cá nhân toàn quốc, Hồ Minh là người vô địch toàn quốc và thế giới nhiều nhất của bên nữ.
Lưu công thủ toàn diện, đối với khai trung tàn cục đều có những sáng tạo và nghiên cứu, đặc biệt đối với lý luận cờ tướng lại càng có những kiến giải độc đáo, nhân sỹ giới cờ nói: “Lưu Điện Trung là người phát triển lý luận cờ tướng” quả không ngoa.
Lưu Điện Trung một lòng hướng về cờ. Ngoài huấn luyện, dạy cờ, Lưu dùng thời gian ngoài giờ đưa ra các chủ trương học thuyết của bản thân, là người xuất bản sách cờ nhiều nhất trong giời cờ. Có người nói Lưu Điện Trung “ thời gian đi làm là……. Thời gian tan ca ông là một “máy viết”” câu nói ấy ngẫm ra cũng hợp tình hợp lý.
Mỗi khi mọi người nói đến những cống hiến và những thành tựu đạt được của Lưu Điện Trung trong cờ tướng, Lưu luôn không biết nói thế nào, chỉ cười và nói: “nhìn lại con đường đã qua, kể ra cũng có chút dư vị trong tim”
Lưu Điện Trung vì sao từ một đứa trẻ nghèo khó, đi làm công nhân, cuối cùng lại trở thành một danh tướng trên kỳ đàn. Có lẽ qua bài viết dưới đây bạn sẽ tìm được câu trả lời.
2. LÂN LA CÁC SỚI CỜ
Năm 1948, ở Trung quốc xảy ra một biến cố lớn, tiếng pháo chiến tranh giải phóng kinh thiên động địa, nhân dân dân một lòng hướng về giải phóng quân, tin thắng lợi truyền đi khắp nơi; tin quân Tưởng Giới Thạch bại trận liên tiếp truyền đi, vương triều họ Tưởng sắp sụp đổ, những ngày hắc ám sắp qua đi.
Ngày 15 tháng 4 năm ấy, Lưu Điện Trung sinh ra trong một gia đình ở thị xã Đường sơn tỉnh Hà bắc. Tổ tiên Lưu là nông dân, dựa vào trồng trọt mà sinh sống. Đến đời bố Lưu chuyển qua làm công nhân mỏ, làm quần quật nhưng lương công nhân mỗi tháng cũng không quá bảy tám mươi tệ, cả nhà sống nhờ đồng lương ít ỏi đó thật vất vả.
Năm 1953, khi Lưu được 5 tuổi, mẹ Lưu vì bệnh mà qua đời, phía sau Lưu còn có hai em gái, vì gia đình sinh hoạt khó khăn, em gái nhỏ mới ra đời không được bao lâu đã phải đem cho người ta, em gái lớn cũng được đưa về cho tổ phụ tổ mẫu nuôi. Vì vậy, trong suốt một thời gian dài, trong nhà chỉ có Lưu và bố Lưu.
Một đứa trẻ một mình ở nhà, làm sao để có thể qua ngyaf, vì bố Lưu mỗi ngày trước khi đi vào mỏ, đều đưa Lưu 5 phân tiền, bảo Lưu mua gì đó mà ăn. 5 phân tiền này, Lưu không thể mua linh tình, mỗi lần sau khi bố đi làm, Lưu đều khóa cửa nhà, tất tả chạy đến một hiệu sách nhỏ. Xe một quyển sách một phân tiền, có đến đấy xem sách mãi dần dần Lưu đã quen mặt chữ.
Cờ tướng ở Đường sơn rất phát triển, dù nơi đây không sản sinh ra kỳ vương, kỳ thánh, nhưng những người thích chơi cờ ở đây rất đâu, khắp các hang cùng ngõ hẽm, trong các công viên, dưới các gốc cây, dưới ánh đèn đường, đâu đâu cũng thấy người ta ngồi chơi cờ.
“Lúc đầu tôi học cờ như thế nào? Đến bây giờ tôi cũng không còn nhớ rõ. Đại khái từ khi 5 tuổi, cả ngày nếu tôi không xem các sách nhi đồng, thì cũng đi xem người ta chơi cờ. Nhà chúng tôi ngay đầu ngõ, nơi đó người ta hay tụ tập chơi cờ. Lúc bắt đầu tôi không biết chơi, chỉ quỳ bên cạnh xem mọi người chơi, thấy mọi người cầm các quân cờ công sát rất thú vị, dần dần yêu thích cờ lúc nào không hay” Lưu nhớ lại.
Lưu Điện Trung sau khi biết các nước chém giết đơn giản, cũng chính thức gia nhập vào đội quân cờ đường phố ây. Bố ngày ngày mưu sinh trong mỏ, còn Lưu ngày ngày mưu sinh nơi đầu đường xó chợ, dù nói không có ai chính thức truyền dạy, nhưng trải qua bao nhiêu kinh nghiệm thực chiến, kỳ nghệ của Lưu nâng cao rất nhanh, về sau này, những người nơi đường phố ấy rất nhanh chóng đã không còn là đối thủ của Lưu.
Khi 7 tuổi Lưu Điện Trung cắp sách tới trường, cho dù như vậy Lưu vẫn dùng tất cả thời gian để chơi cờ, hơn nữa phạm vi chơi cờ ngày càng rộng ra. Gần ga Đường sơn có một công viên, người chơi cờ ở nơi đó rất đông, mỗi ngày từ sáng tới tối tiếng chiếu tướng không ngớt vang. Có một ngày vừa tan học, Lưu không về nhà mà ôm cặp sách lân la ra ga. Từ xa Lưu đã nhìn thấy không ít người đang ngồi chơi cờ, Lưu vội vàng chạy tới đó, chỉ thấy một lão hán đang bày cờ thế, mọi người đứng xung quanh nhao nhao bàn luận, nhưng chẳng ai pháo giải nổi. Lưu sau khi nhìn ván cờ một cách cẩn thận, trong đầu đột nhiên có cách giải, bèn không kìm nổi vui mừng mà nói lớn: “thế này cháu có thể giải’. Nhưng trong túi Lưu khi ấy, một phân tiền cũng chẳng có.
Ngày ấy ở các sới cờ của Đường sơn có một luật bất thành văn, muốn giải một thế cờ phải đặt 5 phân tiền, đó gọi là tiền bàn. Người giải cờ thế trước tiên phải đặt 5 phân tiền cho sới chú, nếu giải không được, 5 phân tiền đó thuộc về sới chủ. Nếu giải được, sới chủ hoàn lại tiền bàn và còn đưa thêm 5 phân tiền. Lưu dù có thể giải được thế ấy, nhưng khổ nỗ không có tiền, đành im lặng đứng nhìn tiếp.
Nghe Lưu nói có thể giải, mọi người xung quanh liền bảo cậu: “nếu cậu có thể giải thế này thì mau chóng giải đi
“Nhưng cháu không có tiền” Lưu ấp a ấp úng nói
Bỗng có một người đứng ở đó nói: “ván cờ này nếu cậu thua tôi sẽ trả tiền, còn nếu thắng, chúng ta mua gì đó ăn” nói xong, con người hào sảng đó móc túi đưa 5 phân tiền cho sới chủ.
Lưu Điện Trung liền ngồi xuống chơi, trải qua một đợt chém giết, rất nhanh Lưu đã cầm được tướng đối phương.
Phàm là những thế cờ bày nơi các sới, thông thường là những ván cờ hòa, nhưng thế sới chủ bày nơi đây là thế cờ tử, vì thế bị Lưu phá giải. Sau chuyện đó, Lưu còn biết thêm rằng, sới chủ chính là bạn học tốt nhất của ngoại tổ phụ, trong tay không có tiền, bèn lấy một thế cờ ra bày, muốn kiếm chút tiền, không ngờ thế đầu tiên bày ra bị Lưu phá giải. Sau này Lưu nhớ lại: “phàm là người bày cờ thế, thông thường mà nói gia đình đều rất nghèo, bạn thắng người ta, là cướp đi bát cơm của người ta. Vì thế, mỗi khi nhắc tới chuyện này, tôi vẫn cảm thấy có chút hổ thẹn.”
Cùng với trình độ kỳ nghệ không ngừng được nâng cao, thì Lưu ngày càng “nghiện” cờ, các hang cùng ngõ hẽm, các công viên của Đường sơn, nơi đâu cũng có in dấu chân Lưu.
Lưu Điện Trung thời thơ ấu, ngoài yêu cờ còn rất thích đọc sách. Dù trình độ văn hóa của bố không cao, nhưng luôn luôn thích đọc các tiểu thuyết kiếm hiệp, Lưu cũng vì thế mà đọc cùng bố. Vì trong thời gian học tiếu học, Lưu đọc không ít các loại sách, đó trở thành cơ sở về sau để Lưu đọc binh thư chiến lược, nghiên cứu kỳ luận. Ngoài ra, Lưu còn thích xem kịch xưa, có những cảnh còn in rất đậm sâu trong tâm trí Lưu.
Đó là một đêm đông lạnh giá, sau khi Lưu chơi cờ xong, một vị chủ nhiệm câu lạc bộ đưa Lưu đi xem kịch, trên sân khấu diễn vở “Lý Huệ nương”, khi diễn tới đoạn Lý Huệ Nương đòi mạng, Lưu sợ hãi vô cùng, trên đường về nhà, cảnh ấy cứ chập chờn trong đầu Lưu. Lúc ấy, với Lưu mà nói, tất cả xung quanh dường như đều là ma quỷ. Do vậy, Lưu lại liên tưởng tới cái chết thảm của một người bạn có ngoại hiệu “đại đồng tử’, “đại đồng tử là một công nhân mỏ, chết do sạt núi, Lưu càng nghĩ càng sợ, bèn chạy nhanh về nhà, về nhà là trùm chăn kín mít, nhưng làm sao có thể ngủ được. Rồi lưu lại nghĩ tới cảnh bố làm trong mỏ, nghĩ tới tương lai của mình, trong lòng Lưu mờ mịt, Lưu thầm nghĩ: ‘đợi khi mình lớn lên, nói gì thì cũng nhất quyết không làm công nhân mỏ. Vậy mà, con một công nhân mỏ có thể làm gì để sống đây?
-Còn tiếp...-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét