Tác giả: Tiền Cương& Trương Úc Vỹ
Lược dịch và phóng tác: k400201@dichnhac.com
Nhà xuất bản Thục Dung kỳ nghệ
Chương 2: Ngôi sao mới trên kỳ đàn
- Tiếp...-
Lý Nghĩa Đình rơi vào bảng 1, trong bảng này còn có Tây an Vương Vũ Bình, Thanh đảo Đới Quang Khiết, Thiên tân Tiết Chiêm Kim, và Lữ đại Lý Tiểu Thôn. Lý không mấy khó khăn giành ngôi đầu bảng. Vòng hai chia làm ba tổ, cũng lấy hai người đứng đầu mỗi tổ vào vòng trong. Đối thủ trong vòng này của Lý có Hàng châu Lưu Ức Từ, Lam châu Ngụy Trường Lâm, và Thành đô Lưu Kiếm Thanh. Lý cũng nhanh chóng vượt qua vòng hai với thành tích là: hai thắng trước Ngụy Trường Lâm, một thắng một hòa trước Lưu Ức Từ và Lưu Kiếm Thanh. Lại một lần nữa Lý đứng đầu vượt qua bảng đấu, tiến vào vòng knock out. Tiến vào vòng knock out này còn có Quảng châu Dương Quan Lân, Thượng hải Hà Thuận An, Cáp nhĩ tân Vương Gia Lương, Bắc Kinh Hầu Ngọc Sơn và Hàng châu Lưu Ức Từ, kết quả này có thể nói là hợp tình hợp lý, đúng với kỳ vọng của mọi người.
Trong vòng này, có một ván cờ mà Lý cảm thấy suốt đời không thể quên, không phải là một thắng, một thua trước Dương Quan Lân- người sau đó đoạt chức vô địch, mà là hai ván thua trước Hầu Ngọc Sơn. Lý luôn nghĩ rằng, trong sáu người vòng này thì Hầu là người yếu nhất, vì thế khi để thua Hầu ở ván đầu tiên Lý đã rất tức giận, nôn nóng muốn đánh bại Hầu, càng nôn nóng càng thảm bại hơn, điều đó đã làm Lý không thể chấp nhận sự thực trong một thời gian dài. Ngày cuối cùng, Lý đụng độ Dương Quan Lân, lại một lần nữa Lý không thể hiện được mình, đó là cần một tâm lý vững vàng. Vốn dĩ, lúc này Dương còn “lo lắng” hơn Lý vì Dương đang cần điểm để tranh đoạt chức quán quân với Đông bắc hổ Vương Gia Lương. Ván đầu tiên, Lý dùng sở học của bản thân “trung pháo tuần hà pháo” công bình phong mã của Dương. Lẽ ra, lúc này Lý chiếm ưu thế về tâm lý, có thể “dĩ dật đãi lao” ứng chiến trận này, nhưng Lý lại suy tính thiệt hơn, nặng về tư tưởng, vội vàng cầu hòa, vì thế ra sức tính quân nhằm giản hóa cục thế, nhưng Lý lại đánh ra nước yếu, kết quả để Dương nhẹ nhàng giành tiên thủ hơn ba tốt, vì thế giành được thắng lợi, chính thắng lợi này đã mang lại danh hiệu “đệ nhất quốc thủ Trung hoa” cho Dương.
Kết quả giao đấu của Lý với những người khác như sau: Một thắng, một hòa với Hà Thuận An; hai hòa với Vương Gia Lương và Lưu Ức Từ. Cuối cùng, Lý giành hạng tư. Á quân và Lý quân là Vương Gia Lương và Lưu Ức Từ; Hầu Ngọc Sơn và Hà Thuận An lần lượt hạng năm, sáu.
3. ĐỒ THƯ LẬP THUYẾT
Đối với những thể hiện của bản thân ở giải vô địch cá nhân toàn quốc vừa qua, Lý không hoàn toàn hài lòng, vì với Lý mà nói, đánh hòa Dương Quan Lân, chiến thắng Hà Thuận An, với chiến tích đó lẽ ra thành tích phải cao hơn. Lúc này, Lý mới thấm thía nỗi đau bại trận trước Hầu Ngọc Sơn, chỉ vì Lý quá xem nhẹ Hầu mới dẫn tới cơ sự này.
Mặc dù, Lý không hài lòng với thành tích ấy, nhưng trong con mắt kỳ giới Vũ hán, thành tích này quả thực rất ghê gớm, cũng rất đáng để tự hào. Với bọn họ mà nói, Lý Nghĩa Đình có thể lấy thân phận kỳ thủ ít tuổi nhất tham gia giải và giành hạng tư, trở thành quốc thủ thực thụ, đương nhiên giá trị đáng tự hào và tán thưởng. Nhờ có sự khích lệ của giải cá nhân toàn quốc và thành tích của Lý, các hoạt động cờ của Vũ hán thời gian ấy diễn ra vô cũng sôi nổi.
Sau giải cá nhân toàn quốc, Lý Nghĩa Đình ngoài việc chơi cờ, thẩm cờ, gia sức nâng cao kỳ nghệ của bản thân, thì Lý dành nhiều thời gian và công sức viết ra quyển “trung pháo tuần hà pháo đối bình phong mã”. Vì sao Lý Nghĩa Đình lại muốn viết sách? Công lao này có thể nói là thuộc về Đồ Cảnh Minh tiên sinh. Đồ Cảnh Minh là danh tướn bến Thượng hải, không chỉ tinh thâm thực chiến, mà còn thông thạo về viết sách, khi ấy Đồ tiên sinh đã hoàn thành nhiều kỳ thư có ảnh hưởng sâu rộng. Lý Nghĩa Đình rất kính trọng Đồ Cảnh Minh, và Đồ tiên sinh cũng vô cùng hâm mộ tài hoa của “tiểu thần đồng”. Hai người quen biết nhau từ năm 1954, khi Lý chinh chiến ở đất Thượng hải, dần dần quan hệ giữa hai người trở nên thân thiết.
Sách của Đồ Cảnh Minh khi ấy cơ bản do nhà xuất bản văn hóa Thượng hải xuất bản, nhà xuất bản chủ yếu phụ trách các yêu cầu biên tập các kỳ thư. Vì thế, Đồ tiên sinh có giao tình rất tốt với nhà xuất bản. Khi Đồ tiên sinh hỏi Lý Nghĩa Đình viết sách, Lý Nghĩa Đình còn cảm thấy rất bất ngờ, vì trước nay Lý chưa từng nghĩ tới chuyện viết sách.
Lý Nghĩa Đình không nén nổi tò mò hỏi Đồ Cảnh Minh: “chuyện viết sách tôi chưa từng nghĩ tới, chỉ sợ viết không hay. Ngoài ra, không biết tôi sẽ viết về gì?”
Đồ Cảnh Minh đáp: “trung pháo tuần hà pháo của cậu không phải cậu rất tâm đắc sao, cậu hoàn toàn có thể viết một quyển trung pháo tuần hà pháo, cậu cứ thử viết đi, có khó khăn gì tôi sẽ giúp cậu”.
Đồ Cảnh Minh nói như vậy, Lý Nghĩa Đình có chút cảm động. Trung pháo tuần hà pháo đối bình phong mã quả là bố cục sở trường của Lý Nghĩa Đình. Tiên hay hậu thủ đều đánh rất nhiều, vì Lý mà lập công không ít trong những năm chinh chiến kỳ đàn.
Sau khi nhận lời viết sách, Lý Nghĩa Đình bắt đầu thu thập, chỉnh lý tư liệu. Những tìm kiếm, lãnh ngộ mới cũng mang lại những thu hoạch và niềm vui mới cho Lý. Khi ấy, bình phong mã ứng phó với trung pháo tuần hà pháo, chủ yếu là tả pháo tuần hà và hữu pháo tuần hà, Lý Nghĩa Đình vốn dự tính sẽ viết thành một quyển sách, nhưng Đồ tiên sinh cho rằng nếu như vậy sách hiển nhiên sẽ rất dày, chi bằng chia sách thành hai quyển: quyển hạ và quyển thượng, sách sẽ mỏng hơn giá tiền cũng rẻ hơn, độc giả dễ dàng tiếp cận với sách hơn. Lý Nghĩa Đình nghe xong ý kiến của Đồ tiên sinh, quyết định trước tiên sẽ viết tả pháo tuần hà.
Khi chính thức động bút để viết, Lý Nghĩa Đình lưu lại nhà của Đồ tiên sinh. Khi ấy, Lý viết ra các loại biến, Đồ tiên sinh giúp Lý phân loại, chỉnh lý, vì rốt cuộc Lý vẫn chưa có kinh nghiệm viết sách, hơn nữa Đồ lại là cao thủ trong lĩnh vực này, có sự chỉ điểm của Đồ, tiến trình viết sách hiển nhiên rất thuận lợi.
4. KỲ THƯ BAY CAO
Sau khi Lý viết xong, giao cho nhà xuất bản, Lý vội vàng trở về Vũ hán chuẩn bị cho giải cá nhân toàn quốc sắp diễn ra. Giải cá nhân toàn quốc năm 1957 chia làm hai giai đoạn, hai đại biểu chính thức của Vũ hán được chọn là Lý Nghĩa Đình và Trung Dã Tử.
Giai đoạn đầu chia làm bốn khu vực thi đấu là Thẩm dương, Tây an, Vũ hán, Thượng hải. Trong đó, khu vực Vũ hán có kỳ thủ của tám thành phố Vũ hán, Trùng khánh, Thành đô, Nam ninh, Quý dương, Côn minh, Trường sa và Quảng châu, chọn bốn người đứng đầu vào giai đoạn hai. Giải bắt đầu từ ngày 20 tháng 10 và kết thúc vào ngày 29. Kết quả là Quảng châu Dương Quan Lân, Trần Hồng Điếu, Vũ hán Lý Nghĩa Đình, Trung Dã Tử vượt qua vòng này, tiến vào vòng sau.
Giai đoạn hai tổ chức từ ngày 8 tháng 11 tại Thượng hải, bốn khu vực có tất cả 16 người, chủ nhà Thượng hải được cử thêm một kỳ thủ, như vậy có tất cả 17 kỳ thủ tranh đấu kịch liệt, hòng tìm kiếm vinh quang. Vòng quyết đấu này không giống lần trước, đổi thành đánh vòng tròn, và đã có đồng hồ thi đấu. Giải cá nhân ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn.
Lý Nghĩa Đình tràn đầy hi vọng trở lại Thượng hải, ô theo niềm tin lớn lao hơn giải trước. Mấy vòng đầu, thành tích của Lý rất tốt, mọi thứ hiển nhiên rất thuận lợi, nhưng cùng với tình hình các ván đấu ngày càng nóng hơn, thì tư tưởng của Lý lại không ổn định được, điều này dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là làm Lý mất ngủ.
Ôm theo lo lắng, hàng đêm Lý lên giường nằm rất sớm, cố để mình chợp mắt, nhưng càng cố ngủ thì Lý lại chẳng tài nào ngủ được. Không biết làm sao, Lý đành cầu viện tới thuốc ngủ. Lý tới phòng thuốc của giải xin một ít thuốc an thần, dùng thuốc xong quả nhiên có hiệu quả, nhưng tác hại của thuốc kéo theo là làm ban ngày đầu óc Lý ong ong, chẳng thể nghĩ ngợi gì.
Trạng thái sức khỏe và tinh thần như vậy, làm sao có thể thi đấu tốt ở một giải đấu quan trọng như vậy? thành tích của Lý lập tức sụt xuống. Trong đó, điển hình là ván thua đồng đội Trung Dã Tử
Thật không dễ dàng cho Lý tham gia hết giải, cuối cùng Lý chỉ xếp hạng 9, thành tích đương nhiên không lý tưởng. Lão tướng Dương Quan Lân một lần nữa thể hiện được thực lực, bảo vệ thành công ngôi vô địch, điều đó làm Lý không thể không bội phục.
Sau khi trở về từ giải toàn quốc, Lý Nghĩa Đình chuẩn bị xây dựng câu lạc bộ cờ. Lại nói chuyện trước đó, kỳ đàn Vũ hán lúc này càng ngày càng hưng thịnh, triển khai hoạt động cờ tướng ở các cung văn hóa rất sôi nổi, nhưng chỉ có một điều đáng tiếc là, cả thành phố không có một trung tâm cho các hoạt động cờ, các kỳ thủ trình độ cao thiếu nơi giao lưu, cọ sát. Mọi người vẫn muốn thay đổi hiện trạng này, nhưng lại chẳng biết làm thế nào.
Một lần, nhân dịp tổ chức một giải cờ, sở thể thao Vũ hán đã đưa ra bàn luận làm thế nào để phát triển hoạt động cờ hơn nữa. Lý Nghĩa Đình lập tức đưa ra ý kiến Vũ hán nên thành lập một trung tâm cho người chơi cờ, như thế mới có thể gom mọi người lại, cũng có thể an bài cuộc sống của kỳ thủ. Bên sở nghe xong, tỏ vẻ tán thành và đề nghị thành lập ngay, nếu gặp khó khăn về kinh phí, bên sở có thể giải quyết.
Vì để đặt cho trung tâm đó một cái tên, mọi người đã tranh cãi rất kịch liệt trong một thời gian dài, sau này mới quyết định gọi là “câu lạc bộ cờ thành phố Vũ hán”, vì khi ấy Tô liên có rất nhiều câu lạc bộ cờ, bị ảnh hưởng khí thể, nên mọi người cảm thấy đát tên như vậy vừa khéo hợp với tinh thần “hướng về lão đại Tô liên học tập”.
Công việc của “câu lạc bộ cờ Vũ hán” tiến hành rất nhanh chóng và thuận lợi, đến cuối năm, Lý Nghĩa Đình đại diện sở thể thao thuê một gian phòng trên phố, căn phòng cỡ khoảng 40m2, bình thường dùng để làm phòng cờ, có cả cờ tướng và cờ vây. Kinh phí ban đầu của câu lạc bộ do sở cấp, chủ yếu dùng để thuê phòng và các đồ dùng như bàn ghế, quân cờ, bàn cờ… Vì sở chỉ cấp kinh phí một lần, nên rất nhanh câu lạc bộ phải tự thân vận động. Tình hình thu nhập của câu lạc bộ về sau mỗi tháng phải báo sở một lần, nhưng sở cũng không thu món tiền đó, để câu lạc bộ tự chi trả mọi kinh phí. Với điều kiện như vậy, câu lạc bộ ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Công việc hàng ngày của câu lạc bộ do Đỗ Nhượng Thiên và Chu Vị Tân phụ trách, sau này do công việc Đỗ Nhượng Thiên rời đi và cũng không lâu sau Chu Vị Tân qua đời, mọi công việc của câu lạc bộ lại chuyển qua tay vợ chồng Trung Dã Tử.
-Còn tiếp-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét